Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 58 - 63)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

2.Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

2.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu

Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Nhập siêu Giá trị (triệu USD) Tỷ giá USD/VND Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2008 143398,9 128,8 62685,1 129,1 80713,8 128,6 18028,7 16.977 2009 127045,1 88,6 57096,3 91,1 69948,8 86,7 12852,5 17.941 2010 156993,1 123,6 72191,9 126,4 84801,2 121,23 112609,3 18.932

Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước

Chính sách tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2008 -2010 trở nên nổi bật ở vai trò kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, khi biên độ tỷ giá liên tục được nới rộng và tăng mạnh.

Trong suốt 3 năm qua, tỷ giá liên tục tăng đồng nghĩa với việc đồng nội tệ mất giá đã kích thích xuất khẩu phát triển. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn ở mức cao hơn 20% (chỉ trừ năm 2009). Sự sụt giảm của năm 2009 là kết quả tất yếu của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ lại duy trì chính sách lãi suất thấp khiến cho đồng đô la trên thị trường thế giới mất giá mạnh. Mặc dù đồng Việt Nam cũng giảm giá theo nhưng cũng chỉ hạn chế được phần nào ảnh hưởng tiêu cực của sự giảm giá của USD lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu Việt Nam hiện nay vẫn gặp khó khăn trong việc giữ vững thị trường châu Á bởi sự xâm lấn của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới Trung Quốc. Mặc dù hiện này, CNY đã lên giá 17% theo tỷ giá danh nghĩa, và 12 % theo tỷ giá song phương với USD so với năm 2005, nhưng vẫn định giá thấp hơn VND 3%. Trong năm 2010, NHNN đã giữ nguyên tỷ giá liên ngân hàng

trong một thời gian dài ở mức 18.544 USD/VND, và đột ngột điều chỉnh với mức độ không lớn lên mức 18.932 USD/VND (tăng gần 2,1 %) trong khi biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên ở mức +/- 3%. Điều này đã khiến tiền đồng bị định giá cao. Do vậy việc giá hàng hóa Việt Nam vẫn bị cao tương đối so với hàng hóa Trung Quốc trên thị trường, khiến cho tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vẫn bị thua kém, thậm chí thua kém ngay trên thị trường trong nước. Hiện nay, một số đồng tiền mạnh khác như EURO, JPY,…đang được khuyến khích thanh toán nhằm đa dạng hóa rổ tiền tệ, hạn chế sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất nên rủi ro tỷ giá không chỉ còn nằm ở giá cả đồng đô la Mỹ mà còn ở giá cả các đồng tiền mạnh đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, tỷ giá giữa tiền đồng và các đồng tiền được khuyến khích lại biến động theo chiều hướng bất lợi. Ví dụ như, tỷ giá EUR/VND tính theo tỷ giá NHNN công bố năm 2010 là 24.306 (còn tỷ giá này do ngân hàng thương mại công bố là 27.270), trong khi cuối năm 2009, tỷ giá EUR/VND là 27.010. Việc đồng nội tệ tăng giá so với các đồng tiền này đã hạn chế phần nào xuất khẩu vào các thị trường sử dụng những đồng tiền trên.

Năm 2010, nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là tại những thị trường chính của Việt Nam là Mỹ và châu Âu, những tưởng xuất khẩu Việt Nam sẽ có những bước cải thiện đáng kể so với năm 2009.,tuy nhiên, xuất khẩu lại không tăng như kỳ vọng. Nguyên nhân là do phần lớn hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam đều sử dụng tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu lớn (ví dụ các ngành lương thực – nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu; dệt may – nhập khẩu bông vải sợi, ngành điện tử - nhập khẩu máy móc và linh kiện, ….). Việc tỷ giá hối đoái tăng lên, khiến cho giá của các mặt hàng này cũng tăng, chi phí sản xuất cũng tăng lên đi kèm với nó là sự tăng lên của giá thành sản phẩm, tính cạnh tranh về giá của các mặt hàng xuát khẩu của Việt Nam bị giảm sút.

2.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới nhập khẩu

Về lý thuyết, biến động tỷ giả giảm (đồng nội tệ mất giá) sẽ có tác động tích cực đến xuất nhập khẩu và ngược lại, biến động tỷ giá tăng (đồng nội tệ) lên giá sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất nhập khẩu. Hiện nay chủ trương của nước ta là kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Do vậy giai đoạn vừa qua, NHNN đã liên tục tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng như nới rộng biên độ tỷ giá.

Nhưng những cố gắng của NHNN dường như không có tác dụng khi nhập vẫn ở mức cao và liên tục tăng trên 20%. Một câu hỏi được đặt ra liệu tỷ giá có thực sự tác động được đến hoạt động nhập khẩu. Trước tiên ta phải đánh giá thực trạng nhập khẩu ở Việt Nam. Tỷ trong cơ cấu nhập khẩu ở Việt Nam vẫn nghiêng về các mặt hàng nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Đây là những mặt hàng không thể không nhập do trình độ sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Trong khi đó đối với mặt hàng tiêu dùng, khi

mà bộ phận người dân có thu nhập cao tăng lên, họ có xu hướng chuộng hàng ngoại hơn đặc biệt là các mặt hàng y tế, các mặt hàng thời trang, do vậy nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này để phục vụ trong nước là cao. Bên cạnh đó, các hàng hóa trong nước của chúng ta cũng đang phải cạnh tranh với các hàng hóa từ Trung Quốc mà có lợi thế về mẫu mã sản phẩm cũng như giá thành rẻ hơn. Như vậy, phải thừa nhận, tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu, nhưng ảnh hưởng đó không lớn

Kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với một khó khăn lớn, đó là tình hình nhập siêu luôn giữ ở mức cao trong những năm qua.

Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực và nhập siêu

Nguồn: SBV, GSO và tính toán của TVSC

Nguồn: GSO và tính toán của TVSC

Trong thời gian qua, tình hình nhập siêu gần như không được cải thiện và luôn giữ ở mức cao. Trung bình giai đoạn 2001-2010, nhập siêu chiếm đến 12% GDP, và tăng lên gần 17% giai đoạn 2007-2010. Nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào khiến thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng, tiền đồng luôn đối diện sức ép giảm giá, cán cân thanh toán không ổn định, tình trạng đô la hóa gia tăng,…. Điều này, cùng với một số diễn biến vĩ mô bất lợi khác, đã kích hoạt cho những bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài trong một vài năm gần đây.

Trước tình trạng nhập siêu như hiện này thì theo lý thuyết, NHNN có nên phá giá tiền tệ để lập lại được trạng thái cân bằng xuất nhập khẩu cho hoạt động ngoại thương Việt Nam? Câu trả lời sẽ là không vì nhưng nguyên nhân sau. Phá giá VND theo đúng nghĩa thực của nó là việc đánh tụt sức mua tiền tệ xuống dưới sức mua thực tế của VND tức hạ thấp tỷ giá danh nghĩa xuống dưới mức tỷ giá thực. Hiện nay đồng Việt Nam đang bị định giá cao hơn giá trị thực 20%. Khi đó các nhà đầu cơ sẽ liên tục đầu cơ vào tiền đầu với hy

vọng ăn chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Với lượng dự trữ ngoại tệ quá ít ỏi (gần 16 tỷ USD) của Viêt Nam hiện nay sẽ không đủ khả năng để đối phó được với những tình hướng đầu cơ tiền tệ với khối lượng lớn như điều mà nhà tỷ phú Soros đã làm với Thái Lan. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đồng xuống giá quá mạnh trong một thời gia quá ngắn sẽ gây tâm lý mất long tin vào đồng nội tệ, người ta sẽ đến ngân hàng, rút VND, đổi thành USD. Theo quy luật số đông, số người rút VND đổi ra USD sẽ ngày càng tăng, các NHTM sẽ lâm vào tình cảnh hiếm tiền đồng cho vay trong khi lại quá thừa thãi USD. Cán cân vốn mất cân đối nghiêm trọng, dễ gặp rủ ro trước những biến động tiền tệ thế giới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 58 - 63)