II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.
3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010
Từ năm 2007, khi lạm phát gia tăng, việc điều chỉnh tỷ giá ít linh hoạt đã khiến tỷ giá thực bắt đầu rời xa dần tỷ giá chính thức, và tiền đồng đã bị định giá thực cao. Quan trọng hơn, lâu nay Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng những gì chúng ta thu về không tương xứng với sự hy sinh của chính sách tỷ giá. Thâm hụt thương mại trong suốt thời gian dài không được cải thiện nhiều, trung bình vẫn khoảng 1 tỷ USD/tháng. Tuy mức thâm hụt này hiện ở mức dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, vẫn nằm trong mục tiêu đề ra, nhưng với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì khoản thâm hụt lên tới hơn chục tỷ USD là quá lớn, gây áp lực thường trực lên điều hành tỷ giá. Chưa kể nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như đồ gỗ, may mặc, giầy da… thì có đến 80% nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu. Đối với hoạt động nhập khẩu, biến động tỷ giá cũng có tác động đến, nhưng tác động đó chỉ dừng lại ở mức hạn chế do Bên cạnh
đó, việc điều chỉnh tỷ giá để đảm bảo độ mất giá nhất định của VND so với USD đã làm gánh nặng nợ nước ngoài tính bằng VND tăng vọt. Đặc biệt, theo công bố của Chính phủ trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 10 vừa qua, đến hết năm 2010 nợ chính phủ sẽ tương đương khoảng 44,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và nợ công bằng 56,7% GDP. Phần bù đắp thâm hụt ngân sách bằng vay nước ngoài ngày càng tăng, nên rủi ro tỷ giá hối đoái ngày càng lớn, nhất là tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam có xu hướng cao hơn so với quốc tế. Dự báo gần đây nhất của các chuyên gia nước ngoài, lạm phát của Việt Nam năm nay sẽ vào khoảng 9 - 9,5%.
CHƯƠNG 3