Kiến nghị đối với các Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 80 - 81)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.1. Kiến nghị đối với các Ngân hàng nhà nước.

Một là, NHNN cần phải sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của thị trường và theo tác động hai chiều của giao dịch, NHNN có thể thu gom ngoại tệ từ các NHTM. Tuy nhiên, trước đó NHNN phải quản lý tốt tài khoản ngoại tệ, gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối và xây dụng cơ chế tỷ giá phù hợp.

Hai là, NHNN cần xây dựng hệ thống ngân hàng thông tin hỗ trợ hoạt động tỷ giá và xuất nhập khẩu. Như ta đã biết, thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam, thông tin chính là nhân tố chính giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thế những thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tỷ giá hiện nay lại manh mún, chủ yếu quy tụ từ báo chí. Các trung tâm thông tin hỗ trợ việc quản lý tỷ giá và xuất nhập khẩu còn thiếu, dẫn đến tình trạng tìm hiểu các thông tin chi tiết về thị trường các quốc gia khác như thoogn tin về luật pháp, biến động tiền tệ, tâm lý người tiêu dùng,… vẫn còn rât khó khăn.. Điều này đã khiến hoạt động ngoại thương Việt nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phải trả giả đắt.

Ba là, NHNN nên xem xét việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ từ 12 tháng trở lên là 2%. Việc tăng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ khiến các ngân hàng phải tính toán, cân nhắc việc giảm lãi suất huy động, đồng thời tăng lãi suất cho vay ngoại tệ để bù cho phần vốn huy động phải dự trữ bắt buộc. Khi lãi suất huy động ngoại tệ giảm xuống, người dân sẽ chuyển sang gửi VND và các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi suất do lãi vay tăng lên, từ đó giảm tình trạng găm giữ USD, tăng cung ngoại tệ cho thị trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w