Tác động của tỷ giá hối đoái hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 31 - 33)

II. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu

2.Tác động của tỷ giá hối đoái hoạt động nhập khẩu

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu.

Khi đồng nội tệ lên giá, tức là tỷ giá giảm, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu

Ví dụ, một cái áo giá tại Mỹ là 1USD, ở mức tỷ giá USD/VND = 20.000, khi nhà nhập khẩu của Việt Nam nhập khẩu áo về VN sẽ phải bỏ ra 20.000 VND Khi Việt Nam đồng lên giá tại mức tỷ giá mới USD/VND = 15.000, thì khi nhập khẩu áo, nhà nhà nhập khẩu Việt Nam chỉ mất có 15.000 VND cho một cái áo.

Theo quy luật cung cầu, giá của hàng hóa giảm thì cầu hàng hóa tăng lên. Do đó nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều áo từ Mỹ hơn, khiến cho kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng.

Ngược lại, tỷ giá tăng, nhập khẩu sẽ bị hạn chế do giá hàng hóa nhập khẩu đắt lên tương đối, tức là chi phí nhập khẩu tăng lên.

Cùng lấy ví dụ trên, khi tỷ giá tăng ở mức USD/VND = 22.000, thì nhà nhập khẩu sẽ phải trả 22.000 VND để nhập khẩu một cái áo. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để nhập khẩu hàng hàng hóa, do vậy cầu hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm, kim ngạch nhập khẩu giảm.

Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu.

Khi tỷ giá hối đoái biến động, khiến cho chi phí nhập khẩu tăng lên, các nhà nhập khẩu sẽ phải cân nhắc xem nên nhập khẩu mặt hàng nào, hạn chế nhập khẩu mặt hàng nào, hoặc có thể dùng những mặt hàng thay thế khác, hoặc chọn thị trường nhập khẩu khác để hạn chế chi phí nhập khẩu, bảo đảm lợi nhuận kinh doanh của mình.

Trên phương diện đánh giá tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, bất kỳ quốc gia nào cũng muốn sản phẩm của mình có tình cạnh tranh hơn các sản phẩm của càng nước khác đồng loại. Theo quy luật cung cầu, nếu giá của một hàng hóa giảm thì cầu về hàng hóa đó tăng, do đó các sản phẩm cùng loại hiện nay thường cạnh tranh nhau về giá cả khi chúng có mẫu mã và tính năng tương tự nhau.

Khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu sẽ có giá cao tương đối so với sản phẩm trong nước, do đó tính cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu sẽ giảm. Khi đó sản phẩm nhập khẩu có thể được thay thế bằng sản phẩm đồng loại từ nước khác hoặc chính sản phẩm trong nước mà có giá thấp hơn, khiến chi phí của doanh nghiệp giảm.

Ngược lại, khi tỷ giả giảm, sản phẩm nhập khẩu lại có giá thấp hơn, tính cạnh tranh theo đó mà tăng lên, nhà nhập khẩu sẽ nhập khẩu nhiều hàng hóa lên để thay thế cho các sản phẩm trong nước có mức giá cao hơn.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 31 - 33)