Hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 39 - 50)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010.

1.1. Hoạt động xuất khẩu

1.1.1. Những kết quả đạt được Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Nhập siêu Giá trị (triệu USD) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1992 5121,4 115,7 2580,7 123,6 2540,7 108,7 -40,0 1993 6909,2 134,9 2985,2 115,7 3924,0 154,5 938,8 1994 9880,1 143,0 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771,5

1995 13604,3 137,7 5448,9 134,4 8155,4 140,0 2706,51996 18399,5 135,3 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 1996 18399,5 135,3 7255,9 133,2 11143,6 136,6 3887,7 1997 20777,3 112,9 9185,0 126,6 11592,3 104 2407,3 1998 20859,9 100,4 9360,3 101,9 11499,6 99,2 2139,3 1999 23283,5 111,6 11541,4 123,3 11742,1 102,1 200,7 2000 30119,2 129,4 14482,7 125,5 15636,5 133,2 1153,8 2001 31189,0 103,6 15027,0 3,8 16162,0 103,4 1135 2002 36438,8 116,8 16705,8 11,1 19733,0 122,1 3027,2 2003 41920,0 115,0 19108,0 14,3 22812,0 115,6 3704,0 2004 58453,8 128,7 26485,0 131,4 31968,8 140,2 5483,8 2005 69208,2 118,4 32447,1 122,5 36761,1 115,0 4314,0 2006 84717,3 122,4 39826,2 122,7 44891,1 122,1 5064,9 2007 111326,1 131,4 48561,4 121,9 62764,7 139,8 14203,3 2008 143398,9 128,8 62685,1 129,1 80713,8 128,6 18028,7 2009 127045,1 88,6 57096,3 91,1 69948,8 86,7 12852,5 2010 156993,1 123,6 72191,9 126,4 84801,2 121,23 12609,3

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008.

Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu nhiều tác động đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Từ tháng 9, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản… Trong hai tháng cuối năm, lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm, tiêu biểu như dệt may giảm khoảng 20% - 30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm khoảng 30% đơn hàng và giá…

Đi cùng với đó là nhiều thay đổi trong cơ chế điều hành, hoạch định chính sách. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2008 vẫn đạt những con số ấn tượng. Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 của Việt Nam ước đạt gần 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD những năm trước tiếp tục duy trì ở mức cao như dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1

tỷ, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD). Đặc biệt trong năm nay có thêm mặt hàng dây điện và cáp điện đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (ước đạt 1,04 tỷ).

Bên cạnh đó, tình hình nhập siêu đã được hạn chế. Năm 2008, mục tiêu kiềm chế nhập siêu đặt ra từ đầu năm là dưới 20 tỷ USD. Kết thúc năm, theo Bộ Công Thương, nhập siêu ước chỉ ở khoảng 17 tỷ USD (theo Tổng cục Thống kê khoảng 17,5 tỷ USD).

Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng cuối năm, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu.

Điểm đáng chú ý là trong năm 2008, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (29,5% so với 27,5%); năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng 25,6%, trong khi xuất khẩu là 12,7%. Đây là một thuận lợi góp phần ổn định cán cân thương mại, hỗ trợ kiềm chế nhập siêu.

Trong cơ cấu nhập siêu lớn nhất là từ châu Á, đứng đầu là từ Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu còn phải vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại. Trong năm 2008, giá hàng xuất nhập khẩu biến động mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Điều này đã ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng nhanh trong nửa đầu năm 2008 đã gây áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao, một trong hệ lụy của nó là lạm phát trong nước của bị

đẩy lên cao. Tuy nhiên, việc giá tăng cao không hoàn toàn là bất lơi vì đây chính là yếu tố thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu dầu thô, nông sản; trong 7 tháng đầu năm, giá dầu thô tăng khoảng 60%, giá gạo tăng hơn 50%, than đá tăng 55%, cao su và cà phê tăng hơn 30%... so với cùng kỳ năm 2007.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009.

Trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng xuất khẩu tăng hơn năm 2008 (lượng XK tăng làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch xuất khẩu, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm bị giảm 9,7% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm này cũng là kết quả rất đáng khích lệ so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Cụ thể như sau:

Về quy mô xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (KNXK) năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội). Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7 tỷ USD, chiếm 47,2%. giảm 5,1%, so với năm 2008.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2009 ước đạt gần 4,72 tỷ USD/tháng, thấp hơn 520 triệu USD so với mức bình quân năm 2008 (5,22 tỷ USD/tháng). Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá

hàng hoá trên thế giới năm 2008, xuất khẩu năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8% so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007.

Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn giữ vị trí quan trọng. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (63,5%) trong xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu của FDI cũng chiếm cao nhất. Nếu loại trừ 2 tỷ USD xuất khẩu vàng của khối doanh nghiệp trong nước thì tỷ trọng khối FDI còn cao hơn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu năm 2010 và các năm tiếp theo phụ thuộc rất lớn vào khối này.

Về nhóm hàng xuất khẩu: Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 12,15 tỷ USD, chiếm 21,5% trong tổng KNXK. So với năm 2008, lượng XK của nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh, như: sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gấp 2,2 lần, hạt tiêu tăng 40,2%, chè tăng 21,1%, gạo tăng 18%... nhưng do giá xuất khẩu bình quân của các mặt hàng đều giảm, như: cao su giá giảm 33,6%, hạt tiêu giá giảm 28,6%, gạo giá giảm 26%, cà phê giá giảm 24,2%... khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm khoảng 7%.

- Nhóm khoáng sản ước đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Lượng xuất khẩu dầu thô giảm 7,9%, giá xuất khẩu giảm 60% đã làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm khoảng 4,1 tỷ USD so với năm 2008; mặt hàng than đá mặc dù lượng tăng 16,5% nhưng do giá xuất khẩu giảm nên kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 62 triệu USD so với năm 2008. Tính chung xuất khẩu nhóm khoáng sản giảm 34,1%.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 29,39 tỷ USD, chiếm 51,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 19,5% so với năm 2008.

Về thị trường xuất khẩu: Trong năm 2009, duy nhất xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Phi có mức tăng trưởng dương, ước khoảng 17,5% do tăng xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ biển Ngà và tái xuất khẩu vàng sang Nam Phi, còn các thị trường khác đều giảm, giảm mạnh nhất là thị trường châu Đại dương (khoảng 44,8%) do lượng dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm, cụ thể như sau:

- Thị trường Châu Á đạt kim ngạch 25,27 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 27,4%, thị trường ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2008. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng tương ứng 5,4%; 15,7% và 17%.

- Thị trường châu Âu đạt 12,28 tỷ USD, giảm 0,9 % so với năm 2008, trong đó: Khối EU đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, giảm 14,9%; khối các nước Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 98% do tái xuất khẩu vàng sang Thuỵ sỹ trong những tháng đầu năm.

- Thị trường châu Mỹ đạt 12,94 tỷ USD, giảm 7,2% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5%; Canada đạt 634 triệu USD, giảm 3,4%.

- Thị trường Châu Phi đạt 986 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2008. - Thị trường Châu Đại dương đạt 2,27 tỷ USD, giảm 47,2% so với năm 2008, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm 48%.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt mức cao nhất so với các tháng trong năm với 7,1 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó các mặt hàng tăng mạnh là: Cao su tăng 92,8%; hạt điều tăng 50,7%; gạo tăng 42,4%. Tính chung năm

2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009.

Trong năm 2010, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD[1] (Năm 2009 có 12 mặt hàng), trong đó kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với năm 2009 như: Hàng dệt may đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2%; giày dép đạt 5,1 tỷ USD, tăng 24,9%; thủy sản 4,9 tỷ USD, tăng 16,5%; hàng điện tử máy tính 3,6 tỷ USD, tăng 28,8%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,4 tỷ USD, tăng 31,2%; gạo đạt 3,2 tỷ USD, tăng 20,6; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 3 tỷ USD, tăng 48%; cao su 2,4 tỷ USD, tăng 93,7%.

Nhìn chung xuất khẩu hàng hóa năm nay có nhiều thuận lợi do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, trong đó giá sắn và sản phẩm sắn tăng 90,7%; cao su tăng 81%; hạt tiêu tăng 39,7%; hạt điều tăng 22,4%; than đá tăng 52,9%; dầu thô tăng 33,7%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 64,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2009.

Về cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với năm trước, trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tính theo các vùng lãnh thổ Khối nước EU ASEAN Mỹ Nhật Bản Australia Trung Quốc Ấn Độ Malayxia Trị giá 11385,5 9168,1 14238,1 7727,7 2704 7308,8 991,6 2093,1

(triệu USD)

Số liệu nguồn từ tổng cục thống kê

Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 14,2 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD. Tiếp đến là EU đạt 11,38 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,17 tỷ USD, chiếm 13% và tăng 19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 7,7 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%.

1.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua

1.1.2.1. Những hạn chế

Một là, quy mô xuất khẩu của Việt Nam dù tăng nhanh những vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực, xét về tổng kim ngạch lẫn kim ngạch tính theo đầu người. Việt Nam đang ở điểm xuất phát của Malaysia, Indonesia và Thái Lan trong thời kỳ đầu cuối thấp kỷ 70 của thế kỷ XX. Năm 1996, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan lần lượt là 85,4%, 80,5% và 81,5%.

Nói một cách khác, đằng sau những con số thể hiện sự tăng trưởng trung bình khá ấn tưởng của xuất khẩu, có thể nhận thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam trong hơn gần hai thập kỷ vừa qua vẫn chưa có những sự thay đổi về chất. Xuất khẩu nước ta chỉ mới khai thác được lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ, chưa khai thác được lợi thế về công nghệ và vốn của quá trình tự do hóa. Hơn nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và nhưungx rủi ro khác như ổn định kinh tế vĩ mô vì cán cân thương mại trong dài hạn sẽ khó được cải thiện.

Hai là, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa bền vững. Điển hình của sự phụ thuộc này là khi giá cả thị trường thế giới biến động tăng thì xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng và khi giá cả thị trường thế giới sụt giảm thì xuất khẩu cũng trì trệ. Sự phụ thuộc lớn cũng được thể hiện qua sự lúng túng và bị động trong ứng phó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, dư lượng kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá).

Ba là, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu còn phụ thuộc quá lớn vào một số mặt hàng chủ lực.

Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm thấp và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì sự châm thay đôi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tủ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng tưởng xuất khẩu nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và cải thiện cán cân thanh toán.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w