Hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 50 - 58)

II. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2010.

1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010.

1.2. Hoạt động nhập khẩu

1.2.1. Những kết quả đạt được

Kim ngạch nhập khẩu tăng 28,3%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.

Trong năm 2008, nhập khẩu nguyên liệu giảm. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.

Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà

còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước

Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2009.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2009 khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 (năm 2008 so với 2007 tăng 28,7%), trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,1% tổng KNNK cả nước, giảm 10,8%; Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008.

Nhập khẩu hàng hoá giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá hàng hóa nhập khẩu cũng giảm hơn năm 2008, nhất là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, nhập khẩu đã tăng dần trong những tháng cuối năm, do sự phục hồi của nền kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ có tác dụng, bên cạnh đó có tâm lý tranh thủ nhập khẩu để dự trữ khi giá nhập khẩu thấp. Tính chung cả năm 2009 giá trị nhập khẩu của hầu hết các nhóm mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu và một số mặt hàng tiêu dùng giảm so với năm 2008, như: nguyên phụ liệu dệt may da giầy giảm 17,8%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 19,1%, chất dẻo nguyên liệu giảm 4,4%, dây điện và cáp điện giảm 20,8%, thuỷ sản giảm 10,1%, dầu mỡ động thực vật giảm 27,4%, clanhke giảm 23%, phôi thép giảm 37,4%...

Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, chủ yếu trong những tháng cuối năm như ô tô nguyên chiếc, rau quả... và việc nhập khẩu vàng đã làm cho tốc độ nhập khẩu tăng cao hơn tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng tăng mạnh về lượng như: phân bón tăng 41,9%; thép các loại tăng 13,8%; kim loại thường khác tăng 14,8%; sợi các loại tăng 19,5%; chất dẻo nguyên liệu tăng 25,8%; cao su tăng 64,7%; giấy tăng 15,8%... đã làm tăng nhập siêu.

Nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị ) đạt 56,76 tỷ USD, giảm 13,2% và chiếm tỷ trọng 82,5% kim ngạch nhập khẩu, giảm 1,4 điểm % so với năm 2008. Lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, nhưng do giá giảm nên kim ngạch giảm hoặc chỉ tăng nhẹ, cụ thể: lúa mỳ lượng tăng 79,8% nhưng giá giảm 39,8% nên kim ngạch tăng 8,3%; phân bón lượng tăng 41,9% nhưng giá giảm 35,5% nên kim ngạch giảm 8,2%; chất dẻo nguyên liệu lượng tăng 25,8% nhưng giá giảm 23,8% nên kim ngạch giảm 4,1%; cao su các loại lượng tăng 64,7% nhưng giá giảm 51,3% nên kim ngạch giảm 19,9%;... Theo thống kê, lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng mạnh kể từ quý II (quý II tăng 38,3% so với quý I; quý III tăng 6,7% so với quý II và quý IV tăng 3% so với quý III). Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đạt 6 tỷ USD, giảm 36,7% và chiếm tỷ trọng 8,7% kim ngạch nhập khẩu, giảm 3,1 điểm % so với năm 2008. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đạt 6,06 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm tỷ trọng 8,8% kim ngạch nhập khẩu, tăng 1,6 điểm % so với năm 2008. Tỷ trọng của nhóm hàng này tăng do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng và ô tô tăng.

Về thị trường nhập khẩu, Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% KNNK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm2009 phân theo các vùng miền lãnh thổ Khối nước EU ASEAN Mỹ Nhật Bản Australia Trung Quốc Ấn Độ Malayxia Trị giá (triệu USD) 6417,5 13813 3009,4 7468,1 1050,1 16440,9 1634,8 2504,7 Số liệu nguồn từ Tổng cục thống kế

Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2010.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 82,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009. Trong tổng số 43 mặt hàng vẫn có 6 mặt hàng giảm kim ngạch so với cùng kỳ 2009, đáng chú ý là clinke giảm tới 33%. Tiếp đến là ô tô nguyên chiếc các loại, phân bón, xe máy nguyên chiếc mỗi loại giảm từ 10% đến trên 20%,...

Với các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhóm máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng khá mạnh. Đáng chú ý là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt may; xơ, sợi dệt,... tăng rất mạnh, nhưng xăng dầu, phân bón giảm so với cùng kỳ.

Nhập siêu cả năm 2010 ước đạt 12 tỷ USD, trước đó, kế hoạch đưa ra từ đầu năm là khoảng 14 tỉ USD, bằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn so với mức 22,5% của năm 2009. Cũng như xuất khẩu, giá nhập khẩu bình quân tăng so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong năm nay. Đóng góp vào mức tăng 12,7 tỷ USD kim

ngạch nhập khẩu 2010 so với năm 2009, có tới 5,3 tỷ USD tăng do yếu tố giá bình quân tăng, 7,4 tỷ USD tăng do tăng về lượng nhập khẩu.

Giá nhập khẩu bình quân cũng tăng so với cùng kỳ và là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 đã chững lại vào những tháng nửa cuối năm và tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nên tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm dần.

Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn ở mức cao, đó là chưa loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu. Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm sau. Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt khoảng 10% so với GDP trong khi theo tiêu chí của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỉ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của Quốc gia.

1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân. 1.2.2.1. Hạn chế.

Trong cơ cấu nhập khẩu những năm vừa qua, các mặt hàng nguyên liệu, máy móc thiết bị đầu vào của sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy , mức độ đổi mới công nghệ nước ta rất chậm. Xét về dài hạn, yếu kém về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng háo xuất khẩu và hàng háo thay thế nhập khẩu. Do đó, trong dài hạn sẽ khó có thể tạo được những bước đột phá để cải thiện cán cân thương mại. Bên cạnh đó, tỷ trong nguyên liệu, phục liệu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu cao thể hiện giá trị gia tăng thấp của nhiều mặt hàng xuất khẩu da giày, đồ gỗ, điện tử. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá

trị gia tăng. Hạn chế này cũng làm khó khăn cho việc cỉa thiện cán cân thương mại.

Với tỷ trọng nhập khẩu cao từ các thị trường châu Á (nhập siêu chủ yếu với thị trường này) – những nước có trình độ công nghệ trung bình và xuất siêu đối với các thị trường có công nghệ nguồn, cho thấy Việt Nam đang đi theo lý thuyết đàn sếu bay một cách tuần tự nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều các nước NICs. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo kiểu rút ngắn đi tắt đón đầu, xác định vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nguy cơ tụt hậu sẽ rất lớn.

Vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu đã làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu của Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, xu hướng diễn biến của nhập siêu đã đảo chiều so với xu hướng cải thiện tốt của giai đoạn 2004 – 2006, khi mà tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng nhập khảu. Năm 2007 là năm đầu tiên VIệt Nam trở thành thanh viên của WTO, xuất khẩu hàng hóa vẫn duy trì được tốc độ cao trên 22% nhưng nhập khẩu lại tăng tới 37%. Kết quá là nhập siêu lên tới 12,3 tỷ USD. TÌnh hình những năm 2008, 2009 tiếp tục diễn ra theo xu hướng bất lợi.

1.2.2.2. Nguyên nhân.

Thứ nhất là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, trong khi đó nền sản xuất trong nước không đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, việc nhập khẩu các mặt hàng về máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu là tất yếu.

Thứ hai, sau khi tham gia WTO, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, khiến cho giá của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam rẻ đi và nhu cầu của người dân về các mặt hàng tiêu dùng tăng lên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w