Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường đại học nha trang về chất lượng ở nội trú (Trang 31 - 32)

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

2.4. Nghiên cứu sơ bộ

Mặc dù đã được công nhận giá trị, tuy nhiên các thang đo, các giả thuyết đều đòi hỏi có những hiệu chỉnh, bổ sung và có thể biến tấu các thành phần khi áp dụng cho các loại hình dịch vụ cụ thể. Văn hóa quốc gia và văn hóa tiêu thụ cũng là các yếu tố tác động đến độ tin cậy, giá trị của thang đo.

Do đó, bước đầu tiên của nghiên cứu là thẩm định, hiệu chỉnh, một dàn bài sẵn sẽ được chuẩn bị để định hướng cho các cuộc thảo luận nhóm. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp và là cơ sở cho hiệu chỉnh thang đo và có thể cả mô hình nghiên cứu. Từ đó bộ câu hỏi sẽ được hiệu chỉnh, lấy ý kiến các chuyên gia, tiến hành điều tra thử, ghi nhận các phản hồi và hoàn chỉnh lần cuối.

Như vậy, kết quả cụ thể của bước nghiên cứu định tính này là mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh và bộ câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

1

Quy trình nghiên cứu này dựa trên quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2003)

Hồi quy đa biến Kiểm định sự phù hợp Kiểm định các giả thuyết Cơ sở lý thuyết và kết quả

các nghiên cứu trước - chất lượng dịch vụ - sự thỏa mãn của khách hàng

Bảng câu hỏi

Kiểm định thang đo Độ tin cậy và giá trị Điều chỉnh mô hình Thảo luậnnhóm Điều chỉnh mô hình và thang đo Kiểm định mô hình lý thuyết Mô hình & thang đo (1) Mô hình & thang đo (2)

Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha Phân tích nhân tố

Nghiên cứu định tính được tiến hành qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 20 người (phỏng vấn đợt 1 gồm 5 người là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, quản lý giáo dục, phỏng vấn đợt 2 gồm 15 người là sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên).

(Nội dung của cuộc thảo luận được thực hiện theo dàn bài ở Phụ lục 1).

Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của sinh viên nội trú tại Trường Đại học Nha Trang cụ thể:

- Nhận dạng xem thái độ nhiệt tình, cảm thông của cán bộ công nhân viên khu nội trú là nhân tố nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng là các sinh viên đang ở trong ký túc xá.

- Nhận dạng về cơ sở vật chất, trang thiết trong khu nội trú của Nhà trường ảnh hưởng thế nào đến sự thỏa mãn của sinh viên đang ở trong ký túc xá.

- Nhận dạng về sự tin cậy, sự đảm bảo và chi phí ảnh hưởng đến sự thỏa mãn sinh viên đang ở trong ký túc xá.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường đại học nha trang về chất lượng ở nội trú (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)