1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
3.3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính: Hệ số Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha:
Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê với mức độ chặt chẽ mà các biến trong thang đo tương quan với nhau. Chúng được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.2 Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach Alpha cho từng thành phần. Các biến có tương quan biến tổng (item total corelation) <0,3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha >0,6. Nếu có sự loại biến sẽ lập lại qui trình này đến khi thoả các yêu cầu đã đặt ra.
Bảng 3.8: Độ tin cậy Cronbach’ Alpha – Sự hài lòng
Biến Trung bình thang đo nếu loại biến Tương quan tổng biến Cronbach' s Alpha nếu loại biến
TOCHUC_H Tôi cảm thấy hài lòng với thủ tục và
cách thức tổ chức phục vụ của trung tâm quản lý ký túc xá
13.9439 .524 .874
COSOVC_H Tôi cảm thấy hài lòng với trang thiết
bị, cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt cho sinh viên ký túc xá
14.1649 .855 .733
PHTRA_H Tôi cảm thấy hài lòng với mức chi
tiêu cho việc sinh hoạt, ăn ở tại ký túc xá
14.1263 .853 .735
CLDVU_H Tóm lại, tôi hài lòng với chất lượng
dịch vụ tại ký túc xá của nhà trường 14.0702 .579 .850
Alpha .851
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Kết quả phân tích các thang đo Sự hài lòng đều đạt yêu cầu, tuy nhiên thang đo PHUCVU_H có tương quan biến tổng < 0,3 nên loại thang đo này. Kết quả kiểm định thang đo ở Bảng 3.8 cho thấy thang đo Sự hài lòng với 4 biến có hệ số Cronbach’ Alpha khá cao = 0.851 và các hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu.
Bảng 3.9: Độ tin cậy Cronbach’ Alpha - Sự tin cậy
Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến Tương quan tổng biến Cronbach's Alpha nếu loại biến
CAMKET_A Nhà trường luôn thực hiện đúng tiến độ những điều đã cam kết/công bố với Anh/chị
15.8491 .980 .979
GQUYET_A Anh/chị tin tưởng rằng nếu có khúc mắc gì, Nhà trường sẽ giải quyết một cách nhanh
15.8421 .983 .978
2
chóng và thỏa đáng
CTHIET_A Nhà trường luôn thực hiện ngay những hoạt động cần thiết để phục vụ tốt cho anh/chị trong quá trình lưu trú tại ký túc xá
15.8035 .968 .981
UYTIN_A Ký túc xá Nhà trường là nơi lưu trú tin cậy, có uy tín và an toàn
15.9614 .958 .982
CCHE_A Việc giải quyết các yêu cầu cho sinh viên trong kí túc xá là chặt chẽ và chính xác
16.1930 .907 .981
Alpha 0.986
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Kết quả phân tích cho thấy thang đo DHAN_A có hệ số tương quan biến tổng = 0,122 thấp và < 0,3 nên thang đo này sẽ bị loại. Như vậy thang đo Sự tin cậy còn 5 biến thành phần. Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy hệ số Cronbach’ Alpha của thang đo Sự tin cậy là khá tốt và = 0,986 và các hệ số tương quan tổng biến đạt yêu cầu.
Bảng 3.10 Độ tin cậy Cronbach Alpha – Sự đảm bảo, đáp ứng
Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến Tương quan tổng biến Cronbach's Alpha nếu loại biến
PSINH_B Nhà trường luôn sẵn lòng giải quyết các phát sinh, yêu cầu của sinh viên ký túc xá một cách nhanh chóng
14.0702 .302 .758
KTHOI_B Nhân viên bảo vệ luôn phục vụ nhanh chóng, kịp thời công tác an ninh trong ký túc xá
14.0982 .574 .759
PHOP_B Các yêu cầu sinh hoạt của sinh viên trong ký túc xá luôn được nhà trường quan tâm và phối hợp giải quyết nhanh chóng
14.3193 .798 .625
CNHAT_B Nhân viên quản lý luôn sẵn sàng thông báo và cập nhật ngay thông tin về tình hình ăn ở, sinh hoạt trong ký túc xá cho sinh viên.
14.2807 .802 .622
Alpha 0.791
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Kết quả phân tích cho thấy biến thành phần CHIDAO_B có tương quan biến tổng < 0,3 nên biến này bị loại. Kết quả phân tích ở bảng 3.10 với 4 biến còn lại sau khi đã loại biến cho thấy thang đo Sự tin cậy có hệ số Cronbachs’ Alpha khá cao (=0,791) và các hệ số tương quan tổng biến đạt yêu cầu.
Bảng 3.11: Độ tin cậy Cronbach’ Alpha – Năng lực phục vụ
Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Tương quan tổng biến
Cronbach's Alpha nếu loại
biến
DATLY_C Các yêu cầu của sinh viên được nhà trường giải quyết một cách thỏa đáng, thấu tình đạt lý
17.6175 .815 .863
HOTRO_C Nhà trường có đủ khả năng hỗ trợ giải quyết các yêu cầu phát sinh của sinh viên trong ký túc xá.
17.4491 .806 .874
NHUCAU_C Nhà trường có năng lực phục vụ và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt, rèn luyện và học tập của sinh viên ký túc xá
17.4737 .706 .891
PCACH_C Nhân viên quản lý ký túc xá có phong cách chuyên nghiệp và thái độ vui vẻ khi làm việc, giao tiếp với sinh viên.
17.4842 .802 .875
NLUC_C Nhân viên quản lý ký túc xá có năng lực xử lý các tình huống phát sinh một cách chuyên nghiệp, cách làm việc tích cực và chủ động.
17.9193 .835 .887
Alpha 0.900
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Kết quả phân tích ở Bảng 3.11 cho thấy thang đo Năng lực phục vụ có hệ số Cronbach’Alpha =0,900 và các hệ số tương quan tổng biến đạt yêu cầu.
Bảng 3.12: Độ tin cậy Cronbach’ Alpha – Thái độ nhiệt tình, cảm thông
Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến Tương quan tổng biến Cronbach's Alpha nếu loại biến
CSACH_D Nhà trường thường xuyên tổ chức đối thoại, có những chính sách động viên và quan tâm sâu sắc đối với sinh viên ký túc xá
15.9018 .925 .877
QTAM_D Nhà trường luôn quan tâm đến điều kiện ăn ở, vệ sinh và dịch bệnh của sinh viên ký túc xá.
16.5333 .699 .917
DHANH_D Phòng công tác chính trị sinh viên luôn quan tâm sâu sát, đồng hành cùng sinh viên ký túc xá đối với các hoạt động của sinh viên
15.7368 .847 .896
DVIEN_D Nhân viên quản lý ký túc xá luôn cho bạn những lời khuyên và động viên như một người anh, người chị
15.6105 .753 .917
CHIASE_D Nhân viên quản lý ký túc xá luôn lắng nghe, chia sẻ và tìm hiểu nguyện vọng, tâm tư của sinh viên ký túc.
16.0211 .864 .889
Alpha .921
Kết quả phân tích ở Bảng 3.12 cho thấy thang đo Thái độ nhiệt tình cảm thông có hệ số Conbach’Alpha =0,921 và các hệ số tương quan tổng biến đạt yêu cầu.
Bảng 3.13: Độ tin cậy Cronbach’ Alpha – Phương tiện hữu hình Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Tương quan tổng biến
Cronbach's Alpha nếu loại
biến
KTRUC_E Toàn bộ kiến trúc của kí túc xá tạo cho bạn ấn tượng khang trang, tiện nghi và đẹp
10.8807 .776 .864
HDAI_E Khu vui chơi, giải trí và thể thao
rộng rãi, tiện nghi và hiện đại 11.0000 .763 .867
KTRANG_E Nhà ăn sinh viên rộng rãi, khang trang. phục vụ chất lượng bữa ăn tốt, vệ sinh và nhiều món lựa chọn
10.7368 .748 .869
DAYDU_E Điện, nước được trang bị và cung cấp đầy đủ đáp ứng tốt cho sinh viên
10.9053 .709 .877
THTBI_E Phòng ở được trang bị bàn ghế, mạng internet và các trang thiết bị dụng cụ đầy đủ cho sinh viên học tập và sinh hoạt
10.7368 .717 .877
Alpha 0.894
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Kết quả phân tích cho thấy biến thành phần SLUONG_E có tương quan biến tổng < 0,3 nên biến này bị loại. Kết quả phân tích ở bảng 3.13 với 5 biến còn lại sau khi đã loại biến cho thấy thang đo Phương tiện hữu hình có hệ số Cronbachs’ Alpha khá cao (=0,894) và các hệ số tương quan tổng biến đạt yêu cầu.
Bảng 3.14: Độ tin cậy Cronbach’ Alpha – Chi phí cảm nhận Biến
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Tương quan tổng biến
Cronbach's Alpha nếu loại
biến
NHAAN_G Theo tôi chi phí ăn uống tại nhà ăn sinh viên là hợp lý với thu nhập của sinh viên.
16.9684 .899 .833
TTIEN_G Mức giá điện nước, internet hiện nay là khá cao đối với túi tiền của sinh viên
16.8456 .814 .857
DVUKTX_G Chất lượng dịch vụ tại ký túc xá hiện nay là cao đối với chi phí mà anh/chị đã bỏ ra.
16.9544 .898 .833
SHOAT_G Tôi nghĩ rằng chi phí sinh hoạt, học tập tại ký túc xá hiện nay chưa phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp
16.7404 .685 .884
SLONG_G Tôi sẵn lòng chi trả mức phí cao hơn để được phục vụ tốt hơn liên quan việc ăn ở và sinh hoạt của tôi tại ký túc xá
16.8702 .448 .832
Alpha 0.894
Kết quả phân tích ở bảng 3.14 với 5 biến cho thấy thang đo Chi phí cảm nhận có hệ số Cronbachs’ Alpha khá cao (=0,894) và các hệ số tương quan tổng biến đạt yêu cầu.
Như vậy, các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach Alphan cao, vượt qua mức đề nghị đối với nghiên cứu kiểm định lý thuyết ( Nunnally & Bernstein, 1994). Cụ thể, Cronbach Alpha của Sự hài lòng là 0,851; của Sự tin cậy là 0.986; của Sự đảm bảo, đáp ứng là 0,791; của Năng lực phục vụ là 0,900; của Thái độ nhiệt tình, cảm thông là 0,921; của phương tiện hữu hình là 0,894 và của Thang đo chi phí cảm nhận là 0,894. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này đều lớn hơn 0,3. Kiểm định cho thấy các biến PHUCVU_H, DHAN_A, CNHAT_B và SLUONG_E có tương quan biến tổng thấp và nhỏ hơn 0,3 nên các biến này bị loại ra khỏi các thang đo. Các thang đo đạt yêu cầu sau khi phân tích hệ độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’Alpha và các biến đo lường của các thành phần đều được sử dụng để phân tích nhân tố phám phá EFA tiếp theo.