của doanh nghiệp
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Năng lực cốt lõi hay năng lực tạo sự khác biệt là sức mạnh độc đáo cho phép công ty đạ được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và đáp ứng khách hàng, từ đó tạo ra giá trị vượt trội và đạt được ưu thế cạnh tranh. Với năng lực cốt lõi trong tay, công ty có thể tạo ra những khác biệt cho các sản phẩm của mình hoặc giành lợi thế về sản xuất sản phẩm với chi phí thấp. Năng lực cốt lõi là nhân tố phải thỏa mãn những tiêu chí sau:
-Khả năng đó khó bắt chước
-Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác
Năng lực cốt lõi được hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải tiếp tục xây dựng thêm cả về số lượng cũng như chất lượng những năng lực cốt lõi.
Năng lực cốt lõi sinh ra từ hai nguồn, đó là các nguồn lực và khả năng tiềm tàng của nó. Nguồn lực được hiểu là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình có thể thế được và định lượng được như cơ sở vật chất, công nghệ. Các nguồn lực vô hình gồm nhân sự, uy tín, danh tiếng
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng vượt quá chi phí dùng để tạo ra giá trị đó. Lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp tạo dựng sự thành công và uy tín thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Có nhiều vũ khí tạo lợi thế cạnh tranh như về trình độ và chất lượng sản phẩm, sự lôi cuốn của bao bì, giá thành sản phẩm thấp, kênh phân phối rộng rãi, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng chu đáo, hấp dẫn,…
Tóm lại, các cơ hội marketing đến với hầu hết các doanh nghiệp trong ngành. Dẫu vậy, chỉ có những doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng những nguồn lực hiện có, kết hợp với khả năng nhận diện những cơ hội đích thực thông qua việc nhận thức những điểm mạnh và điểm yếu chính của tổ chức mới có thể tận dụng được những cơ hội marketing ấy. Doanh nghiệp luôn có trong tay những gì mà bản thân doanh nghiệp làm tốt hơn so với những doanh nghiệp khác, hoặc những gì mà doanh nghiệp khác không thể làm được. Chính những yếu tố ấy tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Điểm mạnh có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau: có thể là một hay nhiều kỹ năng kinh nghiệm quan trọng, bí quyết công nghệ, giá trị tài sản vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng đáp ứng những nhu cầu rất cá biệt của khách hàng,… Tập hợp những điểm mạnh ấy góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc khai thác những cơ hội thị trường.
Bên cạnh những điểm mạnh thì luôn tồn tại những điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là những việc mà bản thân doanh nghiệp làm chưa tốt bằng những doanh nghiệp trong ngành đặt doanh nghiệp vào tình thế bất lợi trong thương trường. Những điểm yếu của công ty có thể là: thiếu hụt về các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng, các tài sản vô hình, tài sản vật chất, tổ chức, nhân sự quan trọng có tính cạnh tranh. Một điểm yếu được xem là quan trọng khi doanh nghiệp khó kiểm soát bằng nguồn lực và sức mạnh của công ty. Việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức với mục đích chính là tạo dựng lợi thế cạnh tranh và duy tŕ những lợi thế ấy một cách bền vững để mang lại cho công ty những kết quả kinh doanh tích cực. Điều ấy đòi hỏi khả năng kiểm soát nguồn lực luôn hạn chế của công ty cũng như việc xem xét rất kỹ lưỡng tình thế bên ngoài doanh nghiệp.