- Kết cấu đề t ài
1.4.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan
Nhiều nghiên cứu đã vận dụng mô hình SERVPERF để đo lường chất lượng
dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kết quả cho thấy chất lượng dịch vụ của từng
ngành không giống nhau và các tiêu chí để đo lường cũng khác nhau. Trong lĩnh vực
dạy nghề việc đo lường chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERF ở góc độ người
học theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến.Tuy
nhiên, đã có những nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo nghề thông qua cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chất lượng giáo dục trong lĩnh vực giáo dục nói chung, cụ thể:
Nghiên cứu định tính của Học viên Cao học Vũ Thị Phương Oanh – Đại học
kinh tế Quốc dân, 2008 với đề tài “Nâng cao chất lượng dạy nghề bằng biện pháp tăng cường liên kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp” đã phân tích chất chương đào tạo nghề theo các yếu tố tác động, trong đó yếu tố bên trong bao gồm: Cơ
tiêu đào tạo; Chương trình, giáo trình đào tạo còn các yếu tố bên ngoài tác động vào chỉ mang tính điều kiện hỗ trợ đảm bảo để thực hiện các yếu tố bên trong, nghiên cứu đã tiến hành rộng rãi đối với một số trường dạy nghề trọng điểm trong cả nước năm 2008 và đưa ra hướng giải quyết vấn đề chất lượng đào tạo nghề thông qua 02 nhóm
giải pháp: Giải pháp về với cơ sở dạy nghề và nhóm giải pháp đối các nhà hoạch định chính sách, theo đó cần có nhưng chính sách từ phía nhà nước cũng như sự phối hợp
chặt chẽ giữa các trường nghề với các doanh nghiệp để chất lượng đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của người lao động. Nhìn chung nghiên cứu này về tổng thể cũng đứng trên góc độ của nhà quản lý để bàn luận về chất lượng giáo dục.
Nghiên cứu của Nguyễn Long Thành – Đại học An Giang, 2006, đề tài “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại Đại học An Giang” được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên thông qua việc kiểm định thang đo SERVPERF để đo lường mức độ hài lòng của
sinh viên, nghiên cứu cho thấy có 03 thành phần có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học An Giang là cơ sở vật chất, giảng viên và sự tin cậy vào nhà trường. Nghiên cứu này thực hiện độc lập và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học
dựa vào sự đo lường mức độ hài lòng của sinh viên.