Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 42 - 45)

- Kết cấu đề t ài

1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng dựa vào lý thuyết đo lường chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVPERF, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh – xã hội, quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo, kế thừa các

nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực đào tạo nghề và trong lĩnh vực giáo dục nói chung,

thực tiễn công tác tại Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang để đề xuất mô hình nghiên cứu (hình 1.4). Trong đó:

- Thành phần Hoạt động dạy - học là tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động

dạy học của nhà trường đối với sinh viên trong suốt khoá học.

Trong suốt quá trình học tập tại trường bản thân sinh viên bị chi phối bởi hoạt động dạy – và học của nhà trường, sự chi phối này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của sinh viên bởi đây là hoạt động chủ yếu mà sinh viên được thụ hưởng với vai trò

- Thành phần Chương trình đào tạo: thể hiện chương trình đào tạo đã được ban hành có triển khai đúng như thông báo cũng như mức độ phù hợp của chương trình với thực

tiễn.

Chương trình dạy nghề là nội dung chính để người học ra quyết định lựa chọn

ngành nghề phù hợp với năng lực cá nhân và mức độ yêu thích nghề nghiệp lựa chọn.

Việc đánh giá mức độ hài lòng về chương trình đào tạo nghề thể hiện ở việc triển khai

nội dung chương trình đào tạo có thực sự đúng như cam kết ban đầu cũng như mức độ

phù hợp giữa chương trình đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp khi sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp cũng như sau khi tốt nghiệp có đáp ứng với

yêu cầu lao động của các doanh nghiệp.

- Thành phần Giáo viên: là những người thay mặt nhà trường trực tiếp phục vụ các

nhu cầu của sinh viên; giữ vai trò quan trọng của quá trình đào tạo nghề và chất lượng

nguồn nhân lực cho xã hội.

Giáo viên với vai trò là người bán hàng cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách

hàng và chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm chính vì thế năng lực phục vụ

của giáo viên sẽ có ảnh hưởng sự hài lòng của sinh viên trong suốt khoá học

- Thành phần cơ sở vật chất: là cơ cở vật chất của nhà trường như máy móc trang

thiết bị, giảng đường, nhà xưởng, cơ sở thực hành nghề của nhà trường phục vụ đào tạo nghề

Cơ sở vật chất của nhà trường với vai trò là phương tiện chính thực hiện hoạt động dạy nghề, nó tạo sự khác biệt trong đào tạo nghề so với các loại hình đào tạo

khác, bởi thông qua đó sinh viên có thể lĩnh hội kiến thức nghề nghiệp trên thực tế và nâng cao trình độ tay nghề

- Thành phần các dịch vụ cho người học Nghề: là các dịch vụ đảm bảo sinh viên có

được thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, khoá đào tạo và các quy định khác của trường

ngay từ khi nhập học; Đảm bảo các điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khoẻ cho người học;

Tổ chức thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm cho người học.

- Thành phần học phí: Thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên khi chi trả cho khoá

học mình tham gia.

Trên thực tế cách tính học phí của Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang có sự

thay đổi học phí theo từng học kỳ chủ yếu là do sự thay đổi của thành tích học tập của

sinh viên.

Tất cả các thành phần trên đều có quan hệ thuận chiều với sự hài lòng của sinh

viên, nghĩa là khi một trong các thành phần nêu trên tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của sinh viên đối với khoá học mà họ tham gia tăng hoặc giảm theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra một số khái niệm về sự hài lòng của khách hàng trong dịch

vụ, sự mối quan hệ giữa sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ, những hiểu biết về

Thang đo SERVPERF đối với việc đo lường chất lượng dịch vụ. Trong chương cũng đã giới thiệu tổng quan về hoạt động dạy nghề và các quan điểm về chất lượng đào tạo

nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng từ đó đã đưa ra 06 giả thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên Hệ cao đẳng Khoá 1 đối với khoá học mà sinh

viên đã tham gia đó là Hoạt động dạy – học, Chương trình đào tạo, giáo viên – nhân

viên, cơ sở vật chất, các dịch vụ cho người học Nghề và học phí. 06 giả thuyết này cũng chính là 06 thành phần đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên

trường Cao đẳng Nghề Nha Trang để thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI HỌC NGHỀ HỌC PHÍ

Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(+) (+)

(+) (+)

(+)

Chương 2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu

Trong chương 1, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu, hệ thống

tiêu chí về kiểm định chất lượng dạy nghề đối với các trường Cao đẳng Nghề của

Tổng cục dạy nghề để đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết. Trong chương

này, sẽ giới thiệu quy trình thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và phương pháp

phân tích dữ liệu thống kê. Cụ thể, sẽ giới thiệu chi tiết về phương pháp thiết kế

nghiên cứu với hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính thông

qua kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng

thông qua bảng câu hỏi, mô tả cách thức thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ

liệu, giới thiệu phương pháp đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, phân tích hồi quy đa biến, thực hiện kiểm một số kiểm định phi tham số nhằm đánh giá mối quan hệ

giữa các biến trong thang đo đề xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)