Khái niệm về đào tạo Nghề

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 30 - 31)

- Kết cấu đề t ài

1.3.1Khái niệm về đào tạo Nghề

Qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, khái niệm đào tạo nghề có nhiều thay đổi. Trước đây, khái niệm đào tạo nghề được hiểu đơn thuần là truyền thụ tay nghề từ người này sang người khác - còn gọi là “truyền nghề”. Dạy nghề theo kiểu này mang

đậm tính truyền thống với phương pháp chủ yếu là hành động bắt chước của người học

theo người dạy. Đến nay vẫn còn một số nghề thủ công được truyền dạy theo phương

pháp này. Còn theo quan niệm giáo dục dạy nghề hiện đại thì đào tạo nghề không chỉ

là truyền thụ các kỹ năng, thói quen công việc mà còn là quá trình trang bị các kiến

thức và kỹ năng cơ bản về khoa học kỹ thuật, giáo dục tư cách đạo đức, thái độ nghề

nghiệp để người học có được nhân cách toàn diện. Với quan điểm này, người thầy chỉ

trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, đồng thời giữ vai trò định hướng phát

triển nghề nghiệp cho họ trong tương lai.

Luật Dạy nghề năm 2006 giải thích: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học

1.3.2 Mục tiêu của đào tạo nghề

Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,

dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đào tạo nghề nhằm mục đích dạy nghề cho người chưa có việc làm, người lao động bị mất việc hoặc đào tạo nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đó thường là các nghề phổ thông.

Dạy nghề có thể kết hợp với sử dụng người học nghề để làm việc tại doanh

nghiệp, hợp tác xã sau thời gian học nghề, đào tạo lại nghề để chuyển sang nghề khác

Dạy nghề gắn với tạo việc làm ở các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm triển

khai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới và các cơ sở dịch vụ khác.

Ngoài ra dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động để phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Dạy nghề còn nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho giáo viên, nhân viên nghiệp vụ, công nhân Việt Nam làm việc tại các cơ sở dạy nghề của nước ngoài.

Người lao động có thể học nghề theo nhiều hình thức: học chính khoá, vừa học

vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn theo chương trình dạy nghề của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 30 - 31)