Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 119 - 189)

- Kết cấu đề t ài

4.3 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Qua nghiên cứu tác giả đã trình bày theo đúng những nội dung, nghiên cứu

hoàn thành mục tiêu ban đầu đã đề ra và bên cạnh đó cũng đã xác định được các nhân

tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên Hệ cao đẳng đối với khoá học đã tham gia tại Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, từ đó đề xuất các kiến nghị cho các cấp quản lý đối với các hoạt động tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang Tuy nhiên nghiên cứu

cũng còn thể hiện một số hạn chế nhất định làm tiền đề định hướng cho một số nghiên cứu tiếp theo như sau:

- Trước tiên, đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên thực hiện tại Trường cho sinh viên khoá Cao đẳng đầu tiên nên do hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu nên trong quá trình điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin chưa thật sự khoa học. Bên cạnh đó, khi tham gia thực hiện nghiên cứu có thể sinh viên với tâm lý còn e ngại khi

lần đầu tiên tham gia phỏng vấn nên một số sinh viên chưa thực sự sẵn lòng tham gia

điều đó thể hiện ở số lượng mẫu phát ra và mẫu thu về không ngang nhau, sinh viên không trả lời hết các nội dung theo yêu cầu hay tuy đã được giải thích rõ về mục đích

của nghiên cứu nhưng một số sinh viên vẫn không nhiệt tình tham gia, điều này phần

nào sẽ ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu nên những nghiên cứu như trên

cần được tiến hành một cách thường xuyên hơn.

- Quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả gặp nhưng khó khăn nhất định do

không có sự so sánh với các nghiên cứu định lượng đi trước trong cùng lĩnh vực, vì trong lĩnh vực dạy nghề có những khác biệt nhất định so với lĩnh vực giáo dục nói

chung chính vì thế nghiên cứu còn nhiều sai sót cần khắc phục cho các nghiên cứu liên quan tiếp theo.

- Nghiên cứu thực hiện đối với sinh viên hệ cao đẳng khoá 01 – khoá học hiện nay đã ra trường để đánh giá toàn diện chất lượng của khoá học nhận được từ khi bắt đầu đến sau khi tốt nghiệp, tuy nhiên đây là khoá học đầu tiên của hệ Cao đẳng Nghề

trong cả nước nên chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót ban đầu đối với các

hoạt động của nhà trường cũng như chính sách nhà nước, trên thực tiễn có những hoạt động được cải thiện hơn rất nhiều. Chính vì thế nghiên cứu nên được tiếp tục thực hiện

cho các khoá sau nhằm đánh giá một cách toàn diện để có thể gợi ý một số chính sách

kịp thời.

- Mô hình nghiên cứu thực hiện đã giải thích được 66,1% sự hài lòng của sinh

viên phụ thuộc vào các biến trong mô hình như vậy còn 33,9% các biến khác giải thích

cho sự hài lòng của sinh viên nằm ngoài mô hình nghiên cứu mà tác giả đã chưa giải thích được đó là những yếu tố nào, đây sẽ là tiền đề cho việc tiếp tục thực hiện những

nghiên cứu tiếp theo nhằm khám phá các nhân tố mới ảnh hưởng đến sự hài lòng của

KẾT LUẬN

Như đã trình bày, mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu khám phá các

nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên Hệ cao đẳng Nghề Khoá 1 đối với khoá

học tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, đồng thời thông qua đó để xem xét, tìm hiểu ý kiến đóng góp thực tế của sinh viên đối với các hoạt động của Nhà trường thông

qua khoá học mà sinh viên cảm nhận được trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số kiến nghị

nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt tích cực nhằm làm gia tăng sự

hài lòng của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu đã giúp hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết mới dựa

trên mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ở mô hình nghiên cứu mới này gồm những thang đo có độ tin cậy giúp đo lường các thành phần chất lượng đào tạo Nghề và sự

thoả mãn của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đưa ra những kết luận về sự đánh giá của sinh viên đối

với Khoá học đã tham gia. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy có những

khác biệt trong đánh giá các tiêu chí của các nhóm đối tượng cũng như mối quan hệ có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhóm tiêu chí đề ra….Tất cả những kết quả trên là căn cứ

hết sức quan trọng để đưa ra những đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo và đề xuất đóng góp cho sự phát triển chung của hoạt động Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang

thực hiện tốt chiến lược phát triển Trường đến năm 2020

Bên cạnh những kết quả trên, đề tài cũng còn một số điểm hạn chế cần được lưu

ý. Việc khắc phục những hạn chế này là cơ sở tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo,

góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn thiện có tính khái quát cao, cũng như có

thể đưa ra được những giải pháp, kiến nghị cụ thể, xác đáng chứ không chỉ dừng lại ở tính định hướng như đề tài này.

Đề tài đã thực hiện được đầy đủ các nội dung và đi theo trọng tâm các mục

tiêu nghiên cứu đã đề ra, kết quả phân tích đôi khi còn nhiều chỗ bị trùng lắp vì phải

thực hiện các bước nghiên cứu khác nhau của cùng một nội dung nhưng cũng đã đưa ra được nội dung cần nghiên cứu, kết luận và chỉ rõ kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, với

những hạn chế nhất định, việc đọc – phân tích - kết luận về kết quả nghiên cứu đôi khi vẫn còn những hàm ý mang tính chủ quan.

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn, giúp đỡ về mặt

kiến thức để làm căn cứ cho việc thực hiện đề tài. Một lần nữa xin cảm ơn Lãnh đạo Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, các cộng tác viên, các sinh viên Cao đẳng Khoá 1

– Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, bạn bè, đồng nghiệp, … đã nhiệt tình chia sẻ thông tin giúp tôi hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Lê Văn Huy - Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học MBA

2008 – Đại học Nha Trang.

01. Trần Nam Bình, Đổi mới giáo dục tại Việt Nam: Một vài nhận định từ quan điểm chính sách kinh tế, [http://www.tapchithoidai.org]

03. Nguyễn Trọng Hoài - Bài giảng Phân tích dữ liệu cho lớp Cao học MBA 2008 –

Đại học Nha Trang.

03. Nguyễn Thành Long, “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường Đại Học An Giang” [http://www.docjax.com]

05. Hòang Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)- Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS - Nhà xuất bản Thống kê.

06. Vũ Thị Phương Oanh, “Nâng cao chất lượng dạy Nghề bằng biện pháp tăng cường

sự liên kết giữa trường dạy Nghề với doanh nghiệp, MBA2008

07. Báo cáo kết quả tự kiểm định năm 2010, Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang.

08. Chiến lược phát triển trường Cao đẳng Nghề Nha Trang giai đoạn 2011 -2015 định hướng đến năm 2020, Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, 2010

09. Hệ thống tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo Nghề đối với các trường Cao đẳng Nghề, Tổng cục dạy Nghề, 2008 10. Luật dạy Nghề. 11. http://www.oaq.hcmut.edu.vn 11. http://www.vnulib.edu.vn 12. http://hvct.edu.vn 13. Website: Tổng cục dạy nghề 14. Báo Khánh Hòa.

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM (FOCUS GROUP) TRONG

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

1. Giới thiệu:

“Xin chào quý thầy, cô (anh/chị), đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự hài lòng của sinh viên hệ cao Đẳng khoá 1 Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, tôi rất vui được thảo luận với các thầy, cô (anh/chị) về vấn đề trên. Những vấn đề được đưa ra thảo luận không có quan điểm đúng, sai mà tất cả đều có giá trị đối với nghiên cứu và kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp về mặt thực tiễn cho công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô (anh, chị) đã dành thời gian cho buổi thảo luận.

♦ Quan điểm của thầy, cô (anh/chị) những yếu tố nào sẽ tác động đến sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học?

♦ Gợi ý thang đo SERVPERF về các thành phần chất lượng dịch vụ, các tiêu chí Kiểm định chất lượng dạy nghề của Tổng cụ dạy nghề và những phát biểu liên

quan đối với lĩnh vực dạy nghề để điều chỉnh thang đo.

Thang đo 1

Xin thầy, cô (anh/chị) cho ý kiến những điểm cần bổ sung/ chỉnh sửa/ loại bỏ đối với gợi ý dưới đây về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên hệ Cao đẳng Khoá 1 – Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang.

I – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Nhà trường luôn lồng ghép việc giáo dục kiến thức với kỹ năng và thái độ nghề

nghiệp cho sinh viên

2. Nhà trường triển khai kế hoạch giảng dạy đúng như thông báo ban đầu

3. Nhà Trường cung cấp thông tin đầy đủ về các yêu cầu chuyên môn cần đạt được

của khóa học ngay từ khi nhập học

4. Nhà trường sắp xếp môn học cho từng học kỳ hợp lý, khoa học 5. Đề thi đối với mỗi môn học sát với chương trình học

6. Hầu hết các giáo viên bộ môn đều thông báo kết quả học tập môn học đến sinh

viên một cách nhanh chóng, kịp thời

II – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Nội dung chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp thực tiễn tại

2. Bạn dễ dàng tìm được việc làm với ngành nghề được đào tạo

3. Các môn học chuyên ngành liên quan đến nghề nghiệp đều có giáo trình do

trường biên soạn

4. Sinh viên được thực hành nghề nghiệp trong các modun tích hợp

5. Sinh viên được giới thiệu thực hành nghề nghiệp theo chương trình đào tạo tại

các doanh nghiệp

6. Hầu hết các giáo viên dạy thực hành mà bạn học có khả năng thực hiện thao tác

mẫu chuẩn xác

7. Hầu hết giáo viên mà bạn học đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

III – GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

1. Các giáo viên có vận dụng kiến thức thực tiễn vào các bài giảng

2. Các giáo viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

3. Hầu hết các giáo viên đều sẳn sàng tư vấn cho sinh viên 4. Giáo viên có trang phục lịch sự

5. Giáo viên bộ môn luôn tận tình giải đáp các thắc mắc của sinh viên 6. Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững chắc

7. Giáo viên bộ môn luôn hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu học tập đầy đủ

8. Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành nghề một cách thường xuyên thông qua mỗi môn học tích hợp

IV – CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Có đủ số phòng học đảm bảo nhu cầu học tập

2. Trường khang trang, sạch đẹp

3. Phòng học thực hành máy tính được trang bị máy tính đầy đủ cho sinh viên học

tập

4. Phòng học lý thuyết đảm bảo bảo yêu cầu học tập về chỗ ngồi, ánh sáng

5. Xưởng thực hành được trang bị đầy đủ thiết bị thực hành nghề nghiệp

6. Nhà trường có trang bị thiết bị hỗ trợ cho sinh viên thực tập ngoài trường

7. Máy móc, trang thiết bị trong xưởng thực hành được bố trí an toàn, hợp lý

8. Giao thông thuận tiện

9. Hầu hết các giáo viên dạy bạn đều sử dụng tốt các thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy

V – CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI HỌC NGHỀ

2. Căn tin phục vụ tốt các nhu cầu sinh viên

3. Trung tâm dịch vụ đời sống đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tìm việc làm cho sinh viên

sau khi ra trường

4. Các dịch vụ hỗ trợ học tập cho sinh viên được đáp ứng đầy đủ

VI – HỌC PHÍ

1. Việc xét học phí mỗi học kỳ của sinh viên được tiến hành một cách công khai. 2. Mức học phí của Trường phù hợp với điều kiện kinh tế của bạn

3. Mức học phí mà bạn đóng phù hợp với chất lượng đào tạo mà bạn nhận được

4. Kết quả điểm rèn luyện của sinh viên được cộng vào điểm trung bình đối với

việc xét học phí cho từng học kỳ là hợp lý

VII – THANG ĐO HÀI LÒNG CHUNG

1. Bạn hài lòng về hoạt động giảng dạy của Nhà trường

2. Bạn hài lòng về Chương trình đào tạo Nghề

3. Bạn hài lòng về Giáo viên của Trường

4. Bạn hài lòng về cơ sở vật chất của nhà Trường

5. Bạn hài lòng về các dịch vụ cho người học Nghề tại Trường

6. Bạn hài lòng về mức học phí chi trả cho khoá học

♦ Ngoài những yếu tố đã nêu thì theo thầy, cô (anh/chị) còn có yếu tố nào khác

tác động đến sự hài lòng của sinh viên không? Vì sao?

♦ Việc phân chia các đặc điểm về nhân khẩu học để thu thập thêm thông tin cá

nhân như dưới đây thầy, cô (anh/chị) có ý kiến gì khác không?

Bạn vui lòng cung cấp một số thông tin bằng cách đánh dấu  hoặc điền thông tin vào ô thích hợp:

1. Khoa:

 Thương mại – Du lịch  Điện – Điện tử  Cơ khí

2. Chuyên ngành đào tạo:

 Công nghệ ô tô  Cắt gọt kim loại

 Điện Công nghiệp  Điện tử công nghiệp

 Dịch vụ Nhà hàng  Kế toán doanh nghiệp

3. Giới tính:

 Nam  Nữ

4. Kết quả tốt nghiệp:

 Giỏi, khá  Trung bình Khá  Trung bình  Chưa tốt nghiệp

5. Bạn đã tìm được việc làm:

 Có Xin vui lòng trả lời câu hỏi 6,7,8

 Không Xin vui lòng không trả lời câu hỏi 6,7,8

6. Công việc của bạn:

 Không phù hợp với nghề được đào tạo

7. Thu nhập hiện tại của bạn:

Dưới 1.500.000 đ/tháng

 1.500.000 – 2.500.000 đ/tháng

 Trên 2.500.000 đ/tháng

8. Bạn đang làm việc cho loại hình doanh nghiệp:

 DN Nhà nước

 DN liên doanh nước ngoài  DN tư nhân

 Khác

9. Bạn chưa đi làm là do:

 Nghỉ ngơi 01 thời gian  Tiếp tục học nâng cao trình độ

 Thất bại trong phỏng vấn  Công việc không đúng nghề

 Thu nhập thấp

10. Bạn có góp ý cho hoạt động dạy – học tại Trường Cao đẳng nghề Nha Trang?

 Góp ý cho giáo viên  Góp ý cho khoa  Góp ý cho nhà trường

 Góp ý về sinh viên

- Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô (anh/chị) -

Thang đo 2: THANG ĐO SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

I – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Nhà trường luôn lồng ghép việc giáo dục kiến thức với kỹ năng và thái độ nghề

nghiệp cho sinh viên

2. Nhà trường triển khai kế hoạch giảng dạy đúng như thông báo ban đầu

3. Nhà Trường cung cấp thông tin đầy đủ về các yêu cầu chuyên môn cần đạt được

của khóa học ngay từ khi nhập học

4. Nhà trường sắp xếp môn học cho từng học kỳ hợp lý, khoa học 5. Đề thi đối với mỗi môn học sát với chương trình học

6. Hầu hết các giáo viên bộ môn đều thông báo kết quả học tập môn học đến sinh

viên một cách nhanh chóng, kịp thời

II – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Nội dung chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp thực tiễn tại các doanh nghiệp

3. Các môn học chuyên ngành liên quan đến nghề nghiệp đều có giáo trình do

trường biên soạn

4. Sinh viên được thực hành nghề nghiệp trong các modun tích hợp

5. Sinh viên được giới thiệu thực hành nghề nghiệp theo chương trình đào tạo tại

các doanh nghiệp

6. Hầu hết các giáo viên dạy thực hành mà bạn học có khả năng thực hiện thao tác

mẫu chuẩn xác

7. Hầu hết giáo viên mà bạn học đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 119 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)