- Kết cấu đề t ài
3.3 Thông tin mẫu
Tham chiếu Phụ lục 3
Như đã trình bày ở các chương trước, kích thước mẫu được chọn là 100% Sinh viên Hệ Cao đẳng Khoá 1- Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang. Việc thu thập
thông tin các câu hỏi được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các Sinh viên, thời
gian hoàn tất việc thu thập số liệu là 02 tháng (từ ngày 01/08/2010 – 30/09/2010)
Như đã trình bày ở Chương 3, số mẫu được phát ra là 323 mẫu, số mẫu thu về
là 285 mẫu, số mẫu qua gạn lọc do sinh viên điền không đầy đủ các câu hỏi và mẫu trả
lời không hợp lệ là 14 mẫu, số mẫu phục vụ nghiên cứu là 271 mẫu. Thông tin chung
Về giới tính: Trong tổng mẫu nghiên cứu tỷ lệ sinh viên nam chiếm 53,5%
(145 sinh viên), sinh viên nữ chiếm 46,5% (126 sinh viên). Hầu hết sinh viên nam tập
trung học các ngành thuộc các khoa Cơ khí, khoa Điện – Điện tử trong khi đó số sinh
viên nữ lại tập trung ở ngành Kế toán, dịch vụ du lịch của khoa Du lịch – thương mại, điều này thể hiện có sự phân biệt giới tính trong việc lựa chọn ngành nghề.
Về tỷ lệ cơ cấu mẫu giữa các khoa và ngành: Nghiên cứu được tiến hành trên 03 Khoa có sinh viên hệ Cao đẳng Khoá 1, trong đó:
- Khoa Cơ khí có tổng số 52 sinh viên (chiếm 19,2%/tổng mẫu) với nghề Công
nghệ ô tô 36 sinh viên (chiếm 69,2%/khoa) và nghề Cắt gọt kim loại 16 sinh viên (chiếm 30,8%/khoa).
- Khoa Điện – Điện tử có tổng số 56 sinh viên (chiếm 20,7%/tổng mẫu) với
nghề Điện Công nghiệp 29 sinh viên (chiếm 51,8%/khoa) và nghề Điện tử Công
nghiệp 27 sinh viên (chiếm 48,2%/khoa).
- Khoa Thương mại – Du lịch có số lượng sinh viên hệ Cao đẳng đông nhất
của Khoá 1 với 163 sinh viên (chiếm 60,1%/tổng mẫu) với sinh viên nghề Dịch vụ nhà hàng 53 sinh viên (chiếm 32,5%/khoa) và nghề Kế toán doanh nghiệp có 110 sinh viên (chiếm 67,5%/khoa).
Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu theo Khoa
KHOA SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%)
CƠ KHÍ 52 19.2
ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 56 20.7
DU LỊCH – THƯƠNG MẠI 163 60.1
Tổng cộng 271 100
Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu theo nghề
NGÀNH ĐÀO TẠO SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%)
Công nghệ ô tô 36 13.3
Cắt gọt kim loại 16 5.9
Điện công nghiệp 29 10.7
Điện tử công nghiệp 27 10.0
Dịch vụ nhà hàng 53 19.6
Kế toán doanh nghiệp 110 40.6
Bảng 3.3: Phân tích tỷ lệ mẫu theo cơ cấu nghề nghiệp của từng Khoa KHOA SỐ LƯỢNG NGÀNH SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) Công nghệ ô tô 36 69.2% CƠ KHÍ 52 Cắt gọt kim loại 16 30.8%
Điện công nghiệp 29 51.8%
ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 56
Điện tử công nghiệp 27 48.2% Dịch vụ nhà hàng 53 32.5%
DU LỊCH – THƯƠNG MẠI 163
Kế toán doanh nghiệp 110 67.5%
Tổng cộng 271 271
Về cơ cấu học lực của sinh viên và việc làm của sinh viên:
Kết quả nghiên cứu từ mẫu thu thập được cho thấy, số lượng sinh viên Khá – giỏi là 128 sinh viên (chiếm tỷ lệ 47,2%), sinh viên có học lực trung bình khá có 107 sinh viên (chiếm 39,5%), sinh viên có học lực trung bình có 24 sinh viên (chiếm
8,9%) và sinh viên chưa tốt nghiệp tham gia trả lời nghiên cứu có 12 sinh viên (chiếm
4,4%)
Bảng 3.4: Cơ cấu học lực của sinh viên tham gia nghiên cứu
KẾT QUẢ HỌC TẬP SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) KHÁ – GIỎI 128 47.2 TRUNG BÌNH KHÁ 107 39.5 TRUNG BÌNH 24 8.9 CHƯA TỐT NGHIỆP 12 4.4 Tổng cộng 271 100.0 0 20 40 60 80 100 120 140 KHÁ – GIỎI TRUNG BÌNH KHÁ TRUNG BÌNH CHƯA TỐT NGHIỆP
Tỷ lệ sinh viên Cao đẳng Nghề tốt nghiệp chưa tìm được việc làm sau 03 tháng là 110/271 chiếm 40,6 sinh viên và tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm là 161/271 sinh viên (chiếm 59,4%) trong đó: Số sinh viên tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo là 78 sinh viên (chiếm 48,4%/tổng số sinh viên có việc làm) và số
sinh viên tìm được việc làm không phù hợp với ngành nghề đào tạo là 83 sinh viên (chiếm 51,6%/tổng số sinh viên có việc làm). Kết quả trên cho thấy tỷ lệ sinh viên tìm
được việc làm phù hợp với chuyên môn sau khi tốt nghiệp 03 tháng cao trong đó có cả
sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi.
Bảng 3.5: Cơ cấu việc làm của sinh viên
CÔNG VIỆC SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%)
Chưa có việc làm 110 40,6
Đã có việc làm
+ Việc làm phù hợp chuyên môn
+ Việc làm không phù hợp với chuyên môn
161 78 83 59,4 48,4 51,6 Tổng cộng 271 100.0
Kết quả thu thập thông tin mẫu cho thấy, số sinh viên có việc làm thu nhập được phân bổ như sau:
Bảng 3.6: Cơ cấu thu nhập của sinh viên có việc làm
THU NHẬP SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%)
Dưới 1.5triệu đồng/tháng 49 30.4%
Từ 1.5 triệu đồng/tháng - 2.5triệu đồng/tháng 102 63.4%
Hơn 2,5 triệu đồng/ tháng 10 6.2%
Đối với loại hình doanh nghiệp mà sinh việc tìm được việc làm: Doanh nghiệp nhà nước 19 sinh viên (chiếm tỷ lệ 11,8%/tổng số sinh viên tìm được việc làm), Doanh nghiệp liên doanh 15 sinh viên (chiếm tỷ lệ 9,3%/tổng số sinh viên tìm được việc làm), doanh nghiệp tư nhân 83 sinh viên (chiếm tỷ lệ 51,6%/tổng số sinh viên tìm được việc
làm) và các doanh nghiệp khác có 44 sinh viên (chiếm 27,3%). Thông qua tỷ lệ trên cho thấy đối tượng đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Nha Trang phục vụ chính cho
nhóm khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân với mức thu nhập hiện tại dao động từ
1,5 triệu đồng/tháng – 2,5 triệu đồng/tháng, số ít sinh viên tham gia làm việc tại các
Thương mại với thu nhập ở khu vực này là trên 2,5 triệu đồng/tháng, đối với các doanh
nghiệp nhà nước thì mức lương thấp hơn 1,5 triệu đồng/tháng
BẢNG CƠ CẤU LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP SINH VIÊN LÀM VIỆC
11.8%
9.3%
51.6% 27.3%
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DOANH NGHIỆP KHÁC
Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của sinh viên có việc làm
Phân tích nguyên nhân vì sao có 110 sinh viên trong tổng mẫu hiện nay chưa có
việc làm cho thấy: sinh viên muốn nghỉ ngơi sau một thời gian học tập dài: 11 sinh viên (chiếm 10%), sinh viên chưa muốn đi làm vì dành thời gian để học tập nâng cao
trình độ nghề nghiệp là 23 sinh viên (chiếm 21%), sinh viên bị thất bại trong phỏng
vấn với nhiều lý do khác nhau có 32 sinh viên (chiếm 29%), số sinh viên có cơ hội
việc làm nhưng không đi làm do 02 lý do là công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo là 15 sinh viên (chiếm 14%) và do thu nhập thấp có 29 sinh
viên (chiếm 26%). Số liệu trên cho thấy trong tổng số sinh viên chưa tìm được việc
làm tập trung chủ yếu ở hai lý do cơ bản đó là do thất bại trong các lần phỏng vấn và do thu nhập thấp sinh viên không muốn đi làm.
Đối với nguyên nhân thứ nhất, tập trung ở sinh viên chưa tốt nghiệp nên yêu cầu về chuyên môn của các doanh nghiệp không đáp ứng được, các sinh viên đã tốt
nghiệp thì thiếu một số kỹ năng về chuyên môn cũng như kỹ năng sống, nguyên nhân thứ 3 được các em đề cập đến đó là nhận thức của xã hội đối với các trường nghề chưa
cao nên ít doanh nghiệp chấp nhận bằng của trường nghề nếu không mối quan hệ bên
ngoài tác động vào (quen biết, người thân trong gia đình, …) đặc biệt đối với ngành kế
toán mặc dù sinh viên được học chương trình có khả năng thực hành nghề nghiệp cao,
phù hợp với thực tế nhưng vẫn khó khăn trong tìm việc, nguyên nhân khách quan khác là do một số ngành nghề hiện nay có rất nhiều trường trên địa bàn Thành phố Nha
Trang tham gia đào tạo nên sinh viên ra trường chịu áp lực lớn từ sự cạnh tranh của thị trường lao động đẫn đến khó khăn trong tìm việc.
Đối với sinh viên không đi làm do thu nhập thấp vì hiện nay một số doanh
nghiệp và cơ quan nhà nước vẫn xét lương cho sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng nghề
theo hệ số lương của trung cấp chuyên nghiệp, một số doanh nghiệp có xu hướng tạo
áp lực cho sinh viên mới ra trường bằng cách trả lương thử việc thấp nhưng công việc
thì nhiều, hoặc trả lương thấp không đủ chi phí sinh hoạt nên không đi làm.
Bảng 3.7: Phân bổ tỷ lệ lý do chưa có việc làm
LÝ DO KHÔNG CÓ VIỆC LÀM SỐ LƯỢNG TỶ TRỌNG (%)
Nghỉ ngơi một thời gian 11 10%
Tiếp tục học nâng cao trình độ 23 21%
Thất bại trong phỏng vấn 32 29%
Việc làm không phù hợp nghề nghiệp 15 14%
Thu nhập thấp 29 26%
Tổng cộng 110 100