- Kết cấu đề t ài
2.4 Xây dựng thang đo
Như đã trình bày trong Chương 1, mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên hệ Cao đẳng Khoá 1 Trường Cao đẳng Nghề được đề xuất dựa trên lý thuyết của thang đo SERVPERF đối với việc đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng
dịch vụ, mô hình đánh giá chất lượng đào tạo của PGS.TS Đặng Quốc Bảo, nghiên cứu của Nguyễn Long Thành – Đại học An Giang, nghiên cứu của Vũ Thị Phương
Oanh, Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng Trường Cao đẳng nghề - Tổng cục dạy
nghề và thực tiễn công tác tại Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang.
Thang đo thứ 2 được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm, thang đo phổ biến nhất
trong nghiên cứu thực nghiệm (Lê Thế Giới và cộng sự., 2006) với 1 là hoàn toàn
không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý có tham khảo thang đo của các nghiên cứu đi trước và thông qua thảo luận nhóm để hình thành thang đo chính thức phù hợp với Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang, sinh viên trả lời bằng cách khoanh tròn các mức độ theo mức độ hài lòng của sinh viên đã cho sẵn.
Thang đo sự hài lòng sinh viên Hệ Cao đẳng Khoá 1 về khoá học tại Trường Cao đẳng Nghề Nha trang được thiết kế gồm có 35 biến quan sát cho 06 thành phần:
(1) Hoạt động dạy – học gồm có 06 biến quan sát, (2) Chương trình đào tạo gồm 07
biến quan sát, (3) Giáo viên có 07 biến quan sát, (4) cơ sở vật chất có 08 biến quan sát,
(5) các dịch vụ cho người học Nghề có 03 biến quan sát và (6) học phí có 04 biến quan
sát. Cụ thể:
KÝ HIỆU NỘI DUNG BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
Q1A - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Q1A1 Nhà trường luôn lồng ghép việc giáo dục kiến thức với kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho sinh viên
TCKDCLDN, 2008, TCDN
Q1A2 Nhà trường triển khai kế hoạch giảng dạy đúng như
thông báo ban đầu Bổ sung mới
Q1A3
Nhà Trường cung cấp thông tin đầy đủ các yêu cầu chuyên môn cần đạt được của khóa học ngay từ khi nhập học
TCKDCLDN, 2008, TCDN
Q1A4 Nhà trường sắp xếp môn học cho từng học kỳ hợp
lý, khoa học Bổ sung mới
Q1A5 Đề thi đối với mỗi môn học sát với chương trình
học Bổ sung mới
Q1A6
Hầu hết các giáo viên bộ môn đều thông báo kết quả học tập môn học đến sinh viên một cách nhanh chóng, kịp thời
TCKDCLDN, 2008, TCDN
Q1B - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Q1B1 Nội dung chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp thực tiễn tại các doanh nghiệp
PGS, TS Đặng Quốc Bảo, 2008
Q1B2 Bạn dễ dàng tìm được việc làm với ngành nghề
được đào tạo Bổ sung mới
Q1B3 Các môn học chuyên ngành liên quan đến nghề
nghiệp đều có giáo trình do trường biên soạn
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1B4 Sinh viên được thực hành nghề nghiệp trong các
modun tích hợp Bổ sung mới
Q1B5 Sinh viên được giới thiệu thực hành nghề nghiệp
theo chương trình đào tạo tại các doanh nghiệp Bổ sung mới
Q1B6 Hầu hết các giáo viên dạy thực hành mà bạn học có khả năng thực hiện thao tác mẫu chuẩn xác
Vũ Thị Phương
Oanh, 2008
Q1B7 Hầu hết giáo viên mà bạn học đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy
Nguyễn Long Thành, 2006
Q1C - GIÁO VIÊN
Q1C1 Các giáo viên có vận dụng kiến thức thực tiễn vào
các bài giảng Bổ sung mới
Q1C2 Các giáo viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ
hiểu
PGS, TS Đặng Quốc Bảo, 2008 Q1C3 Hầu hết các giáo viên đều sẳn sàng tư vấn cho sinh
viên
Nguyễn Long Thành, 2006 Q1C4 Giáo viên bộ môn luôn tận tình giải đáp các thắc
mắc của sinh viên
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1C5 Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững chắc Nguyễn Long
Thành, 2006 Q1C6 Giáo viên bộ môn luôn hướng dẫn sinh viên tìm
kiếm tài liệu học tập đầy đủ
Nguyễn Long Thành, 2006 Q1C7 Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành nghề một
cách thường xuyên thông qua mỗi môn học tích hợp Bổ sung mới
Q1D1 Có đủ số phòng học đảm bảo nhu cầu học tập TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1D2 Phòng học thực hành máy tính được trang bị máy
tính đầy đủ cho sinh viên học tập
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1D3 Phòng học lý thuyết đảm bảo bảo yêu cầu học tập
về chỗ ngồi, ánh sáng Bổ sung mới Q1D4 Xưởng thực hành được trang bị đầy đủ thiết bị thực
hành nghề nghiệp
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1D5 Nhà trường có trang bị thiết bị hỗ trợ cho sinh viên
thực tập ngoài trường
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1D6 Các máy móc, trang thiết bị phục vụ học tập hiện
đại
Vũ Thị Phương
Oanh, 2008 Q1D7 Máy móc, trang thiết bị trong xưởng thực hành
được bố trí an toàn, hợp lý Bổ sung mới Q1D8 Hầu hết các giáo viên dạy bạn đều sử dụng tốt các
thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy Bổ sung mới
Q1E - CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI HỌC NGHỀ
Q1E1 Các dịch vụ của ký túc xá đảm bảo điều kiện sinh hoạt của sinh viên
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1E2 Trung tâm dịch vụ đời sống đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
tìm việc làm cho sinh viên sau khi ra trường
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1E3 Các dịch vụ hỗ trợ học tập cho sinh viên được đáp
ứng đầy đủ
TCKDCLDN, 2008, TCDN
Q1F - HỌC PHÍ
Q1F1 Việc xét học phí mỗi học kỳ của sinh viên được tiến hành một cách công khai.
TCKDCLDN, 2008, TCDN Q1F2 Mức học phí của Trường phù hợp với điều kiện
kinh tế của bạn Bổ sung mới
Q1F3 Mức học phí mà bạn đóng phù hợp với chất lượng
đào tạo mà bạn nhận được Bổ sung mới
Q1F4
Kết quả điểm rèn luyện của sinh viên được cộng
vào điểm trung bình đối với việc xét học phí cho từng học kỳ là hợp lý
Bổ sung mới
Thang đo sự hài lòng chung gồm có 06 biến quan sát nhằm đo lường mức độ
hài lòng chung của sinh viên:
Q1G1 Bạn hài lòng về hoạt động giảng dạy của Nhà
trường Bổ sung mới
Q1G2 Bạn hài lòng về Chương trình đào tạo Nghề Bổ sung mới Q1G3 Bạn hài lòng về Giáo viên, nhân viên của Trường Bổ sung mới Q1G4 Bạn hài lòng về cơ sở vật chất của nhà Trường Bổ sung mới Q1G5 Bạn hài lòng về các dịch vụ phục cho người học
nghề tại trường Bổ sung mới
Sau quá trình thảo luận nhóm, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần:
Phần I của bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập ý kiến đo lường sự thoả mãn của sinh viên Hệ Cao đẳng Khoá 01 về khoá học mà họ đã tham gia tại trường Cao đẳng Nghề Nha Trang và thang đo về sự hài lòng của sinh viên gồm 05 biến quan sát.
Phần II của bảng câu hỏi bao gồm các thông tin phân loại đối tượng phỏng vấn:
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa với thang đo phù hợp như sau:
biến số giới tính với 2 thuộc tính (nam, nữ); biến số về ngành nghề đào tạo trong đó có
06 nghề được đề cập đến: Nghề Cắt gọt kim loại, nghề Công nghệ ô tô, Nghề Điện
công nghiệp, Nghề Điện tử công nghiệp, nghề Dịch vụ nhà hàng và nghề Kế toán
doanh nghiệp; biến số về đơn vị học tập theo cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm có: Khoa Cơ khí, khoa Điện – Điện tử, khoa Du lịch - Thương mại; biến số về mức độ xếp
loại học lực gồm: Khá – giỏi, Trung bình – Khá, Trung bình và Chưa tốt nghiệp; biến
số về công việc hiện tại: Đã có việc làm hay chưa có việc làm; biến số về mức độ phù hợp của việc làm: Việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, việc làm không phù hợp
với ngành nghề đào tạo; biến số về thu nhập: dưới 1,5 triệu/tháng, 1,5 – 2,5 triệu/tháng, trên 2,5 triệu/tháng; biến số về loại hình doanh nghiệp công tác: Doanh
nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và
loại hình doanh nghiệp khác; biến số tìm hiểu lý do vì sao sinh viên chưa có việc gồm:
Nghỉ ngơi 01 thời gian, tiếp tục học tập nâng cao trình độ, thất bại trong phỏng vấn,
công việc không đúng nghề và do thu nhập thấp.