Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 78 - 80)

- Kết cấu đề t ài

3.6.3 Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình

Bảng 3.26 Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Đa cộng tuyến

Mô hình

B Sai số chuẩn Beta t Sig. Dung sai VIF

Hằng số 2.713E-16 .035 .000 1.000 F4 .257 .035 .257 7.249 .000 1.000 1.000 F1 .395 .035 .395 11.153 .000 1.000 1.000 F2 .413 .035 .413 11.651 .000 1.000 1.000 F3 .187 .035 .187 5.277 .000 1.000 1.000 F5 .446 .035 .446 12.589 .000 1.000 1.000 1 F6 .204 .035 .204 5.743 .000 1.000 1.000

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy mô hình không bị vi phạm hiện tượng đa

cộng tuyến do hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập (VIF) đều nhỏ hơn 2. Hiện tượng tự tương quan (tương quan chuỗi) không cần thiết phải xét đến, vì dữ liệu để chạy mô hình không phải là dữ liệu chuỗi thời gian.

Kết quả hồi quy các biến độc lập giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05 là các biến có tác động đến sự hài lòng của sinh viên và tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Do đó, ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có tác động đến sự thỏa mãn của người sử dụng. Tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động

cùng chiều đến sự thỏa mãn của người sử dụng, do các hệ số hồi qui đều mang dấu dương. Cụ thể như sau:

Hệ số hồi qui chuẩn hóa của biến “Hoạt động dạy – học” là 0.257, “Giáo viên” là 0.395, “học phí” là 0.187, “Chương trình đào tạo” là 0.413, “Cơ sở vật chất” là 0.446, “Các dịch vụ cho người học Nghề” là 0.204.

Như vậy, phương trình hồi qui thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa sự hài lòng của sinh viên với các nhân tố: F1, F2, F3, F4, F5, F6 và SA có ý nghĩa trong phương

pháp hồi qui Enter được thể hiện như sau:

6 5 4 3 2 1 0.413* 0.187* 0.257* 0.446* 0.204* * 395 . 0 F F F F F F SA      Trong đó: F1: Giáo viên

F2: Chương trình đào tạo

F3: Học phí

F4: Hoạt động dạy học F5: Cơ sở vật chất

F6: Các dịch vụ cho người học Nghề

SA: Sự thỏa mãn

Theo phương trình hồi qui trên thứ tự quan trọng của các thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên được liệt kê như sau:

F5: Cơ sở vật chất ( 0.446)

F2: Chương trình đào tạo ( 0.413)

F1: Giáo viên ( 0.395)

F4: Hoạt động dạy học ( 0.257)

F6: Các dịch vụ cho người học Nghề ( 0.204) F3: Học phí (0.187)

Mô hình giải thích được 66.1% sự thay đổi của biến “thỏa mãn” là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 33.9% biến thiên được giải thích bởi các biến

khác ngoài mô hình.

Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến sự thỏa mãn của người sử dụng ở độ tin cậy 95%. Qua phương trình hồi qui chúng ta thấy khi điểm đánh giá về hoạt động dạy – học tăng lên 1 thì sự thỏa mãn của sinh viên tăng lên 0.257 điểm, giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi. Tương tự như vậy, khi điểm đánh giá về Chương trình đào tạo tăng lên 1 thì sự thỏa mãn của sinh viên tăng lên 0.413 điểm; khi điểm đánh giá về Giáo viên tăng lên 1 điểm thì sự thỏa mãn của sinh viên tăng lên 0.395 điểm; khi điểm đánh giá về học phí tăng lên 1 điểm thì sự thỏa

mãn của sinh viên tăng lên 0.187 điểm; khi điểm đánh giá về Các dịch vụ cho người

học Nghề tăng lên 1 điểm thì sự thỏa mãn của sinh viên tăng lên 0.204 điểm; khi điểm đánh giá về Cơ sở vật chất tăng lên 1 điểm thì sự thỏa mãn của sinh viên tăng lên 0.446 điểm. Từ kết quả trên cho ta thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận, vì khi gia tăng các thành phần trên thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên và ngược lại.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên hệ cao đẳng khoá 1 về khoá học tại trường cao đẳng nghề nha trang (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)