Hoạt động ngăn chận xung đột

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 41 - 42)

Ngày 21 tháng 08, tại trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an đã tổ chức phiên thảo luận mở về ngăn ngừa xung đột, dưới sự chủ trì của đại diện nước Anh, nước hiện là Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng này.

Đại diện gần 60 quốc gia thành viên LHQ, trong đó có Việt Nam, đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và LHQ về Nhân quyền Navi Pillay đã trình bày báo cáo trước HĐBA.

42 Mai phương, Tiểu luận bình luận về vai trò của Hội đồng Bảo an trong Hiến chương và thực tiển hoạt động

của Liên Hợp Quốc, http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-binh-luan-vai-tro-cua-hoi-dong-bao-an-trong-hien- chuong-va-trong-thuc-tien-hoat-dong-cua-lien-hop-quoc-56450/, [truy cập ngày 14-09-2014]

35

Phát biểu tại phiên thảo luận, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng “Các cuộc khủng hoảng và xung đột hiện nay trên thế giới, dù ở Dải Gaza của Palestine, hay ở Syria, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Ukraine,... đều đã thay đổi rất nhiều về tính chất so với những cuộc xung đột trước đây, làm tăng thêm tính phức tạp và gây khó khăn hơn nhiều trong việc tìm biện pháp ngăn ngừa và chấm dứt xung đột”43. Trước thực tế ấy, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này của HĐBA là cần có sự thống nhất lập trường, quan điểm của HĐBA-Cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh trên toàn thế giới, để từ đó thông qua biện pháp và hành động chung nhằm ngăn ngừa và giải quyết xung đột.

Để góp phần ngăn ngừa xung đột, cộng đồng quốc tế cần đấu tranh gạt bỏ chính sách cường quyền, tư duy coi trọng sử dụng vũ lực và áp đặt trong quan hệ quốc tế, đồng thời cần nỗ lực để phát huy các cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, đặc biệt là tôn trọng luật pháp quốc tế cùng các nguyên tắc cơ bản như giải quyết bằng biện pháp hòa bình mọi cuộc tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các nước cần thúc đẩy đối thoại, tăng cường vai trò và đóng góp của các cơ chế, tổ chức quốc tế và khu vực nhằm hỗ trợ giải quyết nguyên nhân sâu xa của xung đột.

Cũng trong Phiên hợp trên, HĐBA đã đồng thuận thông qua Nghị quyết về ngăn ngừa xung đột, khẳng định quyết tâm sử dụng các nguồn lực của LHQ và các bên liên quan nhằm triển khai chiến lược toàn diện, sớm hành động phòng ngừa hiệu quả các cuộc xung đột tiềm tàng trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 41 - 42)