Áp dụng biện pháp vũ trang

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 36 - 37)

Nếu HĐBA nhận thấy những biện pháp phi vũ trang như trên là không thích hợp hay tỏ ra không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực, thì cơ quan này có quyền sử dụng lực lượng hải quân, không quân để tiến hành những cuộc biểu dương lực lượng, những biện pháp phong tỏa hoặc những cuộc hành quân khác mà HĐBA xét thấy cần thiết trong việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế.

“Sử dũng vũ lực là biện pháp trường phạt ở mức cao”36. Theo Điều 42 của HCLHQ, trong những tình huống như thế, HĐBA không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất, cơ quan này có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng

35 Mai phương, Khóa luận các biện pháp trừng phát phi vũ trang của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – Những

vấn đề pháp lý và thực tiển, http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-cac-bien-phap-trung-phat-phi-vu-trang-cua-hoi-

dong-bao-an-lien-hop-quoc-nhung-van-de-phat-ly-va-thuc-tien-34046/ , [truy cập ngày 13-09-2014]

36 Nguyễn Hồng Quân, Cơ sở pháp lý của hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc

30

vũ trang để duy trì hoặc phục hồi an ninh và hòa bình quốc tế. Việc trừng phạt bằng cách sử dụng vũ lực là một trong những chế tài cao nhất mà HĐBA có quyền áp dụng đối với các quốc gia có hành vi vi phạm. “Theo quy định trong điều này thì HĐBA có thể sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp quốc tế, tuy nhiên, có thể khẳng định điều này không hề trái với nguyên tắc cấm đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực - Nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế, bởi lẽ Điều 42 của HCLHQ là 1 trong 3 trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này”37

.

Khi các biện pháp khác là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực, HĐBA có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện các quyết định của mình về loại trừ mọi sự đe doạ hoặc phá hoại hoà bình, điều đó có nghĩa là HĐBA có vai trò can thiệp, áp dụng biện pháp cưỡng chế quân sự nhằm đem lại hoà bình.

Để góp phần vào việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế, theo yêu cầu của HĐBA (phù hợp với những thỏa thuận đặc biệt hoặc các thỏa thuận cần thiết cho việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế) tất cả các quốc gia thành viên LHQ có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan này những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, “Kể cả cho quân đội của LHQ qua lãnh thổ của nước mình”38. Nhưng số lượng, mức độ, chủng loại như thế nào thì phải có sự đàm phán và đi đến thỏa thuận bằng một văn bản, cụ thể khi HĐBA quyết định sử dụng vũ lực, cơ quan này phải mời thành viên đó, nếu họ muốn, tham gia việc định ra những Nghị quyết của HĐBA về sử dụng vũ trang của thành viên ấy.

Tất cả các biện pháp vũ trang được HĐBA áp dụng trước hết nhằm mục đích trừng phạt các quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược, đồng thời qua đó hạn chế các điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của các quốc gia này. Thực chất, đây được hiểu là các biện pháp mang tính cưỡng chế mà HĐBA được phép tiến hành, không cần sự chấp thuận của các bên vì HĐBA đóng vai trò là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế nhân danh LHQ đối với các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 36 - 37)