Nếu các đương sự trong tranh chấp không thể giải quyết hòa bình bằng các biện pháp được nêu ở Điều 33 của HCLHQ như: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình. Thì các đương sự sẽ phải đưa vụ tranh chấp đó ra trước HĐBA, nếu cơ quan này xét thấy sự kéo dài của vụ tranh chấp trên thực tế sẽ đe dọa đến việc duy trì an ninh và hòa bình thế giới, thì Hội đồng Bảo an sẽ phải quyết định hành động theo Điều 36 của Hiến chương Liên Hợp Quốc hoặc kiến nghị những biện pháp giải quyết mà mình cho là tích đáng.
“Điều 36 của HCLHQ về giải quyết tranh chấp mà các đương sự không thể giải quyết bằng các biện pháp nêu ở Điều 33 như sau:
30 VOV.VN, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi “kiềm chế tối đa” tại Biển Đông, http://vov.vn/thegioi/tong- thu-ky-lien-hop-quoc-keu-goi-kiem-che-toi-da-tai-bien-dong-325428.vov, [truy cập ngày 13-09-2014]
26
1. Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp nói ở Điều 33 hoặc của tình thế tương tự, HĐBA có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng.
2. HĐBA chú trọng mọi thủ tục do các bên đương sự đã áp dụng để giải quyết tranh chấp ấy.
3. Khi đưa ra kiến nghị trên cơ sở điều này, HĐBA phải lưu ý đối với những tranh chấp có tính chất pháp lý, thông thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp ấy ra toà án Quốc tế theo đúng quy chế của toà án”31.
Những vụ tranh chấp thường có tính chất phức tạp, thông thường những vụ tranh chấp như vậy sẽ rất khó giải quyết theo định của Hiến chương đặc biệt là Điều 33 của HCLHQ, muốn giải quyết triệt để một vụ tranh chấp là đều hết sức khó khăn. Vì khi phát sinh tranh chấp, các bên đương sự đều làm mọi thứ có lợi cho quốc gia của mình, thậm chí một số quốc gia còn sử dụng tìm lực về quân sự để chèn ép quốc gia khác, làm căn thẳng thêm vụ tranh chấp.