Theo quy định của Công ước về Luật biển năm 1982 của LHQ thì BĐ là một khu vực đặc thù, nó chứa đựng tất cả các nội dung có liên quan của Công ước 1982 như quy định về quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, nước không có biển, nước bất lợi về mặt địa lý, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng nước lịch sử, phân định biển, an toàn hàng hải v.v… Đặc biệt, với những khái niệm xuất hiện trong Công ước 1982 về Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế đã khiến cho BĐ trở thành vùng biển được bao phủ bởi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các nước ven BĐ khác. Điều này, khiến cho khoảng cách về biên giới một số quốc gia trong khu vực trước đây là xa xôi, cách trở thì nay trở thành các quốc gia cùng chia sẻ đường biên giới biển chung. Vì vậy, đã dẫn tới một hệ quả là BĐ trở thành một vùng biển chứa đựng những tranh chấp có mức độ phức tạp bậc nhất trên thế giới.
BĐ là một vùng biển nửa kép kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trãi rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Ngoài Việt Nam, BĐ còn được bao bọc bởi 8 quốc gia khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái lan cà Campuchia. “Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này”57
.
Khu vực BĐ bao gồm những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất của thế giới, nối khu vực Đông Bắc Á và Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Trung Đông. “Trung bình một năm có khoảng hơn 41.000 lượt tàu biển qua lại khu vực này. Các tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca (nằm ở cuối phía Tây Nam của BĐ) nhiều gấp ba lần so với lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez, và nhiều gấp năm lần so với lượng tàu qua kênh đào Panama”58. Hơn 80% lượng dầu khí nhập khẩu của Nhật từ Trung Đông, Brunei, Malaysia, Indonesia phải đi ngang vùng biển này. Vùng biển này
57 Biển Đảo Việt Nam, Vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của Biển Đông,
http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/2ECC9C180B/Vi_tri_dia_ly_dieu_kien_tu_nhien_va_tiem_nang_c ua_bien_Dong.aspx, [truy cập ngày 24-9-2014]
58 Minh Khuê, Giải pháp nào cho tranh chấp Biển Đông, http://luatminhkhue.vn/tranh-chap/giai-phap-nao-cho- tranh-chap-bien-dong.aspx, [truy cập ngày 24-9-2014]
47
còn là khu vực cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho các đội tàu đánh cá của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore và Thái Lan. Ngoài việc đây là con đường hàng hải quan trọng thì biển Đông cũng là một khu vực giàu tài nguyên gồm cả nguồn hải sản và tiềm năng dầu khí.
Vì BĐ chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú như vậy, đặc biệt là dầu khí, đã làm cho tình hình tranh chấp biên giới trên biển ở đây ngày càng gây rất. Biển Đông sẽ thực sự là một khu vực chiến lược quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trong khu vực và đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, một quốc gia đầy tham vọng muốn gây ảnh hưởng đến toàn thế giới.
3.2.1.2 Hoạt động giữ gìn hòa bình của Hội đồng Bảo an ở Biển Đông
Tranh chấp ở BĐ rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều quốc gia trong và ngoải khu vực. Ở Biển Đông có những tranh chấp liên quan đến hai quốc gia chẳng hạn như tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay việc phân định những vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia liên quan do khoảng cách bờ biển đối diện giữa hai quốc gia không đủ 400 hải lý để mỗi bên có thể xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý của mình theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (như khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, khu vực biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia, giữa Việt Nam và Indonesia,…).
Trước tình hình BĐ như hiện nay, đặc biệt vào ngày 02 tháng 5 năm 2014 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giáng khoan Hải Dương-981 (gọi tắt là HD-981), vào vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, càn làm cho tranh chấp ở khu vực này thêm phức tạp. Trước tình hình BĐ như hiện nay thì HĐBALHQ cần có những động thái để kiềm chế sự căn thẳng đang leo thang ở khu vực này, tranh chấp giữa các nước trong BĐ cũng như là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, đều đó càng thúc giục cơ quan này hành động để khôi phục an ninh của khu vục này qua đó cũng cố thêm hòa bình và an ninh cho thế giới.
Đối với vấn đề tranh chấp ở BĐ trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tổng thư Ký của LHQ đã lên tiếng kêu gọi các bên trong tranh chấp bình tỉnh để tìm cách giải quyết một cách hòa bình tranh chấp, và tuân theo pháp luật quốc tế. Theo thông tin BBC thì “Ngày 10 tháng 6 năm 2014, người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric cũng cho hay Tông thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon sẵn sàng làm trung gian hòa giải nếu các bên có liên quan yêu cầu,
48
Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ hi vọng rằng cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế”59. Trong vấn đề này, hiện tại HĐBA chưa có hành động thật cụ thể không có một nghị quyết nào được đưa ra từ cơ quan trên nhằm làm giảm căn thẳng ở BĐ, có nhiều nguyên nhân có thể là do các bên trong tranh chấp chưa đưa vụ tranh chấp ra Hội đồng nên cơ quan này chưa thể can thiệp trực tiếp vào vụ tranh chấp. Căn cứ vào vai trò của HĐBA, thì cơ quan này chỉ giải quyết những tranh chấp khi các bên trong tranh chấp có yêu cầu, con như trong giai đoạn như hiện nay thì Hội đồng chỉ dừng lại ở việc điều tra vụ tranh chấp có thể ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình thế giới.