Áp dụng biện pháp phi vũ trang

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 35 - 36)

Là những biện pháp được đưa ra bởi HĐBA, cơ quan có trách nhiệm chính trong việc gìn giữ an ninh và hòa bình thế giới, hành động nhân danh các quốc gia thành viên, các Nghị quyết trừng phạt nói chung và các Nghị quyết trừng phạt phi vũ trang nói riêng của HĐBA có tính cưỡng chế rất cao. Điều này được thể hiện ở chỗ một khi lệnh trừng phạt của cơ quan này đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực, thì bất kì thành viên nào của LHQ cũng phải tuân thủ một cách triệt để, và phải như nhau không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Bên cạnh đó các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cũng mang tính tập thể cao. Cụ thể, những biện pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và tiến hành theo một cơ chế thống nhất dưới sự điều khiển của một cơ chế thống nhất. Theo đó, để áp đặt chế độ trừng phạt phi vũ trang theo quy định của HCLHQ, từ giai đoạn tạo cơ sở pháp lý đến lúc triển khai thực hiện, HĐBA được LHQ giao cho quyền hạn này.

Khác với biện pháp trừng phạt vũ trang hay các biện pháp khác được HĐBA sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu gìn giữ an ninh và hòa bình thế giới, các biện pháp trừng phạ phi vũ trang có phạm vi rất rộng. Theo quy định tại Điều 41 của HCLHQ “Những biện pháp trừng phạt có thể gồm việc đình chỉ một phần hay toàn bộ những quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàngkhông, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện & các phương tiện liên lạc khác, cũng như việc cắt đứt quan hệ ngoại giao”.

“Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt thường áp dụng bao gồm:

Thứ nhất: Cấm xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định

Thứ hai: Phong tỏa tài sản của các ngân hàng, cá nhân, tổ chức của quốc gia đó tại nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

29

Thứ ba: Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của quốc gia đó với các quốc gia khác.

Thứ tư: Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân quốc gia đó.

Thứ năm: Cấm, hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những phương tiện nhất định.

Thứ sáu: Yêu cầu các nước thành viên LHQ không được mua bán, chuyển giao một cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình, an ninh thế giới của quốc gia vi phạm cũng như các loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống, phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính”35.

Các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được sử dụng trước hết nhằm mục đích đảm bảo thi hành các Nghị quyết của HĐBA nói riêng và LHQ nói chung, bằng việc trực tiếp tác động tới lới ich của quốc gia vi phạm, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang tác động tới hành vi, ứng xử của quốc gia, đặt các quốc gia vào một trong hai chọn lựa, tiếp tục vi phạm những nguyên tắc, quy định của HCLHQ, hoặc phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ các biện pháp trừng phạt hay chấp hành đầy đủ những yêu cầu pháp lý đặt ra để những quyền lợi của mình được khôi phục.

Cuối cùng, mục đích mà các biện pháp trừng phạt phi vũ trang hướng tới là việc thực hiện mục tiêu và ý nghĩa cao cả của LHQ trong việc góp phần duy trì an ninh và hòa bình thế giới. Với tính chất là những biện pháp cưỡng chế phi vũ trang, các biện pháp này là công cụ quan trọng điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở để đảm bảo cho các mục tiêu ổn định, hòa bình thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 35 - 36)