Trừng trị khủng bố quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 46 - 47)

Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11 tháng 09 năm 2001, Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc khóa 56 vào năm 2001 đã dành ưu tiên cho việc thảo luận đề mục “Chống và trừng trị khủng bố quốc tế” và tại diễn đàn này, từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 10 năm 2001 đã có đại diện của 168 nước phát biểu, khẳng định quyết tâm của cộng đồng quốc tế cùng nhau đấu tranh chống khủng bố quốc tế. HĐBALHQ đã chính thức tuyên bố coi khủng bố quốc tế là nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế và trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Kể từ đó đến nay, HĐBA đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về chống khủng bố cũng như thành lập một số ủy ban, cơ chế chuyên trách về chống khủng bố như các nghị quyết 1373, 1267, 1455, 1566… các ủy ban 1267, ủy ban chống khủng bố…

Nghị quyết 1373 đã được HĐBALHQ thông qua ngày 28 tháng 09 tháng 2001 đề ra một loạt các biện pháp nhằm ngăn ngừa và trừng trị việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố cũng như việc thực hiện các hành động khủng bố. “Nghị quyết yêu cầu các quốc gia phải hình sự hóa các hành vi cung cấp nguồn tài chính cho khủng bố, không dung túng, chứa chấp những kẻ khủng bố, tiến hành các bước cần thiết để ngăn ngừa việc thực hiện các hành động khủng bố và hỗ trợ các quốc gia khác trong việc điều tra hình sự cũng như việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi tài trợ khủng bố..vv”48. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường trao đổi thông tin , hợp tác quốc tế thông qua các thỏa thuận song phương và đa phương để

48

Nghị quyết 1373 ngày 28 tháng 09 năm 2001 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phong tỏa, tịch thu tài sản của phần tử khủng bố và tài trợ cho khủng bố

40

ngăn ngừa và trừng trị bọn tội phạm khủng bố, gia nhập các điềuước quốc tế về khủng bố và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế này.

Trong Điều 4 của Công ước Quốc tế về trấn áp hành vi khủng bố bằng bom năm 1997, cũng đã lên tiếng kêu gọi các thành viên phải trừng trị các hành vi đó bằng các hình thức thật thích đáng nhằm mục đích trấn áp các phần tử khủng bố.

“Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để:

a) Xác định các tội phạm quy định tại Điều 2 Công ước này là tội phạm hình sự theo pháp luật trong nước của mình;

b) Trừng trị các tội phạm đó bằng các hình phạt thích đáng có tính đến tính chất nghiêm trọng của tội phạm”49.

Các Nghị quyết khác quy định cụ thể hơn về các biện pháp cần thiết thực hiện để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế. Ngoài ra, HĐBA cũng ra một số Nghị quyết nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia có nguy cơ đe doạ hoà bình, an ninh quốc tế. Các Nghị quyết này đều nhằm mục đích duy trì an ninh, hòa bình thế giới. Nhờ đó, các quốc gia có ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ hòa bình không chỉ cho quốc gia của mình mà còn cho các nước khác. Điều này cần đến những quy định xem như là bắt buộc để các quốc gia thực hiện thông qua các Nghị quyết của một cơ quan của LHQ đó là HĐBA.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)