Trách nhiệm của các bên trong tranh chấp

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 29 - 30)

Như chúng ta đã biết tranh chấp là mặt trái của hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là khi quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng thì tranh chấp càng có cơ hội để phát sinh. Thực tiễn quan hệ quốc tế cũng cho thấy, cộng đồng các quốc gia, các dân tộc trên thế giới rất đa dạng và phức tạp, lợi ích của các quốc gia cũng không thể đồng nhất hay hoàn toàn giống nhau. Đôi khi, chỉ vì lợi ích riêng lẻ của một quốc gia, dân tộc nào đó mà phát sinh tranh chấp trong quá trình thiết lập các quan hệ hợp tác, những tranh chấp thì rất dể phát sinh nhưng để giải quyết những mâu thuẫn đó thì không phải dễ, mà một quốc gia nào đó có thể làm được.

Theo nguyên tắc “Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế” của LHQ, “thì tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến an ninh, hòa bình và công lý quốc tế”26, trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp đã nêu, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp mà các bên thỏa thuận.

Để giải quyết một tranh chấp thuộc thẩm quyền của HĐBA thì cần có rất nhiều yếu tố để hỗ trợ cơ quan này trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong đó vai trò, thiên chí của các bên trong tranh là hết sức quan trọng. Bởi vì theo quy định của HĐBALHQ, Việc triển khai một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở bất kỳ một địa điểm nào trên thế giới phải tuân thủ mốt số nguyên tắc nhất định. Trong đó có nguyên tắc, sự chấp thuận của các bên liên quan, theo đó các bên chính trong tranh chấp phải tham gia vào một quá trình chính trị và chấp thuận sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ để hỗ trợ cho quá trình này. Trong trường hợp không có sự chấp thuận đó, hoạt động duy trì hòa bình của HĐBALHQ có nguy cơ bị xem như dính líu tới tranh chấp hay xung đột và đánh mất đi mục tiêu ban đầu là gìn giữ hòa bình.

Theo Chương VI của HCLHQ quy định trách nhiệm giải quyết hòa bình tranh

26 ThS. Nguyễn Thị Yến, Giáo trình Luật Quốc tế, Đại học TP Hồ Chí Minh, NXB TP Hồ Chí Minh, năm 2009, tr.29

23

chấp quốc tế của Hội đồng Bảo an, trong chương này cũng đã nhấn mạnh về trách nhiệm các bên tham gia tranh chấp, từ đó chúng ta nhận thấy HĐBA không có quyền cưỡng chế họ, mà chỉ góp phần giải quyết tranh chấp với vai trò trung gian hòa giải theo yêu cầu của các bên tham gia hoặc đưa ra khuyến nghị nhằm giải quyết tranh chấp đang phát sinh.

Các bên trong tranh chấp phải hối hợp, cộng tác với HĐBA nhằm thể hiện thiện chỉ của mình là muồn giải quyết vấn đề đang phát sinh, cơ quan này chỉ đóng vai trò là trung gian trong vấn đề hòa giải theo yêu cầu của các bên chứ không can thiệp sâu vào những vụ tranh chấp. “Nếu các đương sự trong vụ tranh chấp có yêu cầu, HĐBA có thể đưa ra cho họ những kiến nghị nhầm giải quyết hòa bình vụ tranh chấp đó27, cơ quan này chỉ có thể đưa ra những kiến nghị để giải quyết tranh chấp một khi các bên trong tranh chấp có yêu cầu, còn nếu như các đương sự không yêu cầu thì HĐBA không có quyền đó.

Vì vậy, để giải quyết một vụ tranh chấp thì vai trò của các đương sự trong việc giải quyết là rất quan trọng, nó thể hiện ý chí của quốc gia đó có muốn giải quyết tranh chấp đang phát sinh một cách hòa bình hay không, hay muốn thực hiện một chiến lược nào khác của quốc gia mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 29 - 30)