Sau thời kỳ chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 51 - 52)

Sau chiến tranh lạnh, xu hướng của các nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, giải quyết những tranh chấp xung đột là chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Vì vậy mà HĐBALHQ đã liên tiếp tổ chức các chiến dịch gìn giữ hòa bình mới, mang tính chất truyền thống, lực lượng gìn giữ hòa bình đứng giữa các bên tham chiến. Mục đích của những chiến dịch này hầu như là giám sát các cuộc ngừng bắn, rút quân để tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán sau đó. Hoạt động tiêu biểu cho lọai hình này là: Phái đoàn LHQ về tổ chức trưng cầu dân ý tại Tây Xahara (MINURSO), từ tháng 9 năm 1991 đến nay.

Một loại hình khác cũng cần phải nhắc đến là chiến dịch gìn giữ hòa bình mở rộng. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, HĐBALHQ phải đối mặt với rất nhiều cuộc xung đột mới như xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột nội bộ, nội chiến và khủng bố, tranh chấp tài nguyên bùng lên dữ dội. Tại một số nước như Xômali, Haiiti, Cộng Hòa Dân Chủ Côn Gô, các cuộc xung đột thường dẫn đén tình trạng hỗn loạn, chính quyền trung ương không quản lý được công việc của đất nước, xuất hiện những nhóm vũ trang địa phương, những nhóm côn đồ, thủ lĩnh các phe chính trị… Trong những trường hợp như thế này, lực lượng gìn giữ hòa bình của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không phải là giải quyết xung đột giữa các nước với nhau mà là phải kiểm soát bạo lực trong nội bộ một nước.

Ngoài ra, HĐBALHQ đã tổ chức một số chiến dịch gìn giữ hòa bình xen lẫn cưỡng chế. Nguyên nhân ra đời của hoạt động này là do nhiều chiến dịch gìn giữ hòa bình truyền thống của HĐBALHQ hoặc gìn giữ hòa bình mở rộng đều không đủ khả năng giải quyết những cuộc xung đột phức tạp, nhất là khi chiến dịch đó chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình thế giới. Mặt khác, bản thân cơ quan này không thể có đủ quân số, phương tiện cần thiết và ngân sách để cùng lúc triển khai nhiều chiến dịch hòa bình trên các Châu lục.

Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình xen lẫn hành động cưỡng chế ở Nam Tư cũ từ 1992 đến nay (tại Crôtia, ở Bôxnia- Hecxêgôvina, và ở Côxôvô) là một điển hình. LHQ đã tiến hành 10 chiến dịch tại nơi đây, với những hành động tiêu biểu như thực hiện những chiến dịch hòa bình mở rộng với nhiều nhiệm vụ phức tạp, từ giúp đỡ

45

người hồi hương đến viện trợ nhân đạo, từ giúp đỡ các bên ngồi vào bàn đàm phán đến cứu trợ những người bị bao vây, từ việc khôi phục lại chính quyền sở tại đến giúp đỡ các cuộc bầu cử…

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 51 - 52)