Kêu gọi các bên kiềm chế để tìm cách giải quyết hòa bình các tranh

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 31 - 32)

quyền chủ động, tích cực cho chính các bên trong tranh chấp. Các bên trong tranh chấp có quyền lựa chọn bất kỳ biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp, vai trò của cơ quan này chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế, trong một số trường hợp HĐBA cũng có thể đứng ra với vai trò lả trung gian, hòa giải để khuyến khích, động viên các bên liên quan giải quyết nhanh chóng tranh chấp đang phát sinh.

Trong trường hợp việc giành quyền chủ động cho các bên liên quan đến tranh chấp không đem lại hiệu quả thì khi đó, tranh chấp sẽ được đưa ra Hội đồng Bảo an và lúc này, vai trò của HĐBA được năng lên rất nhiều. Cơ quan này có quyền áp dụng bất kì thủ tục hoặc phương pháp giải quyết tranh chấp nào mà cơ quan này cho là hợp lý, với mục đích cuối cùng là giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên liên quan.

Như vậy, vai trò của HĐBA trong trong quá trình này chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế, kêu gọi các bên áp dụng các biện pháp hòa bình phù hợp để giải quyết tranh chấp.

2.1.3 Thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong việc tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bình các tranh chấp quốc tế

2.1.3.1 Kêu gọi các bên kiềm chế để tìm cách giải quyết hòa bình các tranh chấp chấp

Hoạt động của HĐBA trong vấn đề kêu gọi các bên kiềm chế để tìm cách giải quyết hòa bình các tranh chấp là hết sức cần thiết. Nó là hoạt động làm giảm đi những căn thẳng, những mâu thuẫn thậm chí xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia hay giữa các dân tộc. Tuy nó không được quy định một cách cụ thể trong Hiến chương, nhưng nhìn nhận một cách sâu xa hơn ở các khoản 1 và 2 Điều 33 của HCLHQ thì những biện pháp mà Điều luật này đã liệt kê đều dẫn những tranh chấp, mâu thuẫn đi đến con đường giải quyết hòa bình. Và ở khoản 2 của Điều luật trên cũng đã ghi gõ “Hội đồng Bảo an, nếu xét thấy cần , sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng những biện pháp như vậy”29, kêu gọi các bên kiềm chế để tìm cách giải quyết hòa bình

25

các tranh chấp là một hoạt động then chốt giúp cho cơ quan này giải quyết tranh chấp nhanh và tiến tới khôi phục hòa bình ở nơi sảy ra tranh chấp.

Một ví dụ cho hoạt động trên là trong bài phát biểu gần đây cụ thể là vào ngày 09 tháng 05 năm 2014, “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon cũng đã lên tiếng kêu gọi, hối thúc Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và luật pháp quốc tế, trong đó có HCLHQ, liên quan đến căng thẳng gia tăng trong những ngày qua tại Biển Đông khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương- 981 hay còn gọi là HD-981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”30.

Tuy nhiên, vấn đề này không được quy định cụ thể trong HCLHQ, nhưng thông qua Điều 33 của Hiến chưng Liên Hợp Quốc chung ta cũng thấy rằng, Hiến chương đã liệt kê những biện pháp để giải quyết những tranh chấp, từ đó giải quyết hòa bình tất cả những vụ tranh chấp. HĐBA không muốn bất kỳ một sự thiều bình tỉnh, thiếu kiềm chế của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ làm ảnh hưởng đến tình hính an ninh và hòa bình thế giới. Trong những năm gần đây hoạt động này của HĐBA tỏa ra không hiệu quả, bởi lẽ hoạt động trên chưa mang tính chất chế tài cho nên chưa có tính chất răng đe đối với các bên trong tranh chấp.

Vì vậy, HĐBA cần phát huy nhiều hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động kêu gọi các bên kiềm chế để tìm cách giải quyết hòa bình các tranh chấp. Nếu làm tốt công tác này thì sẽ hạn chết được rất nhiều những sung đột có thể dẫn đến chiến tranh, gây nguy hại đến an ninh và hòa bình của thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)