Trừng trị hoạt động tài trợ cho khủng bố

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 47 - 50)

Những thiệt hại to lớn về người và tài sản sau các cuộc khủng bố đẫm máu trên thế giới, nhất là tại Mỹ, Ấn Độ, Palestine, Israel vừa qua… đòi hỏi một sự chung tay của cộng đồng quốc tế trong ngăn chặn khủng bố quốc tế, cốt lõi là làm sao cắt đứt huyết mạch của tài trợ khủng bố quốc tế. “Năm 1999, trước mối quan ngại về chủ nghĩa khủng bố ngày càng gia tăng, LHQ đã thông qua Công ước quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố, công ước được 132 nước ký, 112 nước phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2002”50. Công ước yêu cầu các nước đã phê chuẩn, phải hình sự hóa chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức khủng bố và hành vi khủng bố. Theo đó, bất kỳ người nào cung cấp hoặc quyên góp tiền với ý định tài trợ hoặc sử dụng để tiến hành bất kỳ một hành vi khủng bố nào, sẽ được xem là hành vi bất hợp pháp.

Từ sau vụ khủng bố tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, FATF là tổ chức chuyên nghiên cứu, đưa ra những chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, được thành lập từ năm 1989, đã mở rộng trách nhiệm giải quyết các vấn đề về tài trợ khủng

49

Điều 4 Công ước Quốc tế về trấn án hành vi khủng bố bằng bom năm 1997

50 Trang Trần, Cắt đứt “Huyết mạch” của khủng bố quốc tế, http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du- bao/Cat-dut-huyet-mach-cua-khung-bo-quoc-te/53375.tctc, [truy cập ngày 09-09-2014]

41

bố và xây dựng 9 khuyến nghị đặc biệt chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, FATF đã quy tụ 34 quốc gia thành viên, 2 quốc gia quan sát viên và 5 tổ chức khu vực là thành viên liên kết.

Cùng với đó, mở rộng cuộc chiến chống tài trợ khủng bố trên phạm vi toàn cầu, Nghị quyết số 1373 đã được HĐBALHQ thông qua ngày 28 tháng 09 tháng 2001, trong đó đưa ra các biện pháp, yêu cầu các nước phải ngăn chặn mọi hình thức hỗ trợ cho các nhóm khủng bố. “Trừng trị việc cung cấp nơi ẩn náu an toàn hoặc hỗ trợ cho những kẻ khủng bố, bao gồm phong tỏa các quỹ hoặc tài sản của những cá nhân, tổ chức hoặc thực thể liên quan đến hành động khủng bố. Cấm sự hỗ trợ chủ động hoặc thụ động cho những kẻ khủng bố, hợp tác với các nước khác trong việc điều tra tội phạm và chia sẻ thông tin về các hoạt động khủng bố51. Ngoài ra, các quốc gia “phải dành cho nhau sự hổ trợ rộng rãi nhất”52

, để trấn áp hành vi khủng bố trê thế giới. Trước đó, góp phần chặn nguồn lực nuôi dưỡng khủng bố, năm 1989, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) nhằm xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế mới về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. “Thực thi nhiệm vụ của mình, FATF đã cụ thể hóa các biện pháp bằng 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố nhằm phát hiện, ngăn chặn, trấn áp các hành động khủng bố và tài trợ khủng bố, bao gồm”53

:

Thứ nhất: Phê chuẩn và thực hiện các công cụ của LHQ

Thứ hai: Hình sự hoá hành vi tài trợ cho khủng bố và rửa tiền kèm theo

Thứ ba: Phong tỏa và tịch thu tài sản của các đối tượng khủng bố

Thứ tư: Báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến chủ nghĩa khủng bố

Thứ năm: Tăng cường hợp tác quốc tế

Thứ sáu: Theo dõi loại hình chuyển tiền thay thế

Thứ bảy: Đầy đủ thông tin trong Chuyển tiền điện tử

Thứ tám: Giám sát các tổ chức phi lợi nhuận

Thứ chín: Kiểm soát người vận chuyển tiền tệ

Ngoài việc hạn chế nguồn tài chính tài trợ cho hoạt động khủng bố thì việc hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức trong khu vực cũng rất cần thiết để trấn áp tình trạng

51 Nghị quyết 1373 ngày 28 tháng 09 năm 2001 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phong tỏa, tịch thu tài sản của phần tử khủng bố và tài trợ cho khủng bố

52

Điều 12, Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố năm 1999

53 Trang Trần, Cắt đứt “Huyết mạch” của khủng bố quốc tế, http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du- bao/Cat-dut-huyet-mach-cua-khung-bo-quoc-te/53375.tctc, [truy cập ngày 09-09-2014]

42

tài trợ cho khủng bố. Trong nghị quyết 1373 của HĐBA cũng đã nêu gõ “Các quốc gia tìm các biện pháp tập trung, thúc đẩy việc trao đổi thông tin hoạt động, đặc biệt liên quan đến các hoạt động, sự di chuyển của các cá nhân hoặc mạng lưới khủng bố, giả mạo hoặc làm giả giấy tờ du lịch, buôn lậu vũ khí, chất nổ hoặc vật liệu dễ cháy nổ, sử dụng công nghệ thông tin của nhóm khủng bố, và mối đe dọa gây ra bởi sở hữu các vũ khí phá huỷ hàng loạt của các nhóm khủng bố54

.

Từ đó có thể thấy hoạt động tài trợ cho khủng bố là một hoạt động hết sức nguy hiểm, nó không những giúp sức cho các phần tử khủng bố mà hoạt động đó còn làm ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình thế giới, đáng phải lên an và bị trường trị thật nghiêm khắt.

54 Nghị quyết 1373 ngày 28 tháng 09 năm 2001 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về phong tỏa, tịch thu tài sản của phần tử khủng bố và tài trợ cho khủng bố

43

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)