Trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 50 - 51)

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, HĐBA rất mờ nhạt trong việc thực thi các nhiệm vụ và chức năng như đã được ghi nhận trong HCLHQ của mình. Vai trò của cơ quan này nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế chỉ đạt được rất ít thành tựu và hầu như không để lại dấu ấn đặc biệt nào.

Cụ thể, hòa giải và cưỡng chế trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế là một quyền hạn rất rộng của HĐBA, vốn đã được HCLHQ ghi nhận ngay từ thời kỳ đầu. Tuy nhiên, các quyền này đã gần như không được Hội đồng Bảo an sử dụng. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cơ quan này cũng đã từng ra các quyết định để giải quyết các cuộc khủng hoảng, song với số lượng không nhiều. “Cụ thể, là cuộc khủng hoảng ở Palestine (nghị quyết số 50 và 54 năm 1948), Zimbawe (Nghị quyết 236 ngày 16/12/1966 và nghị quyết 253 ngày 29/5/1968), vấn đề Nam Phi (Nghị quyết 418 ngày 4/11/1977 và nghị quyết 591 ngày 28/11/1986)”55….

Hai cuộc khủng hoảng cuối đã buộc HĐBA phải sử dụng biện pháp cấm vận kinh tế. Riêng đối với cuộc khủng hoảng ở Công gô năm 1961, biện pháp vũ lực đã được cơ quan này sử dụng. Một số cuộc khủng hoảng mà HĐBA đã can thiệp dưới hình thức cử các lực lượng quan sát viên hoặc lực lượng can thiệp đến khu vực bất ổn (Nghị quyết 425 đối với vấn đề Nam Libăng). Bên cạnh đó, với vai trò trung gian hòa giải, tại Indonesia, năm 1949, HĐBA đã thành công trong việc thiết lập được một Hiệp định ngừng bắn, góp phần tạm thời ngăn chặn hành động đầu tiên của cảnh sát Hà Lan chống lại những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Indonesia và đạt được 1 thỏa thuận tạm thời giữa 2 bên thông qua 1 Ủy ban hòa giải.

Thời kỳ chiến tranh lạnh cũng chứng kiến “Sự đóng băng” trong việc ra các quyết định của HĐBA, tuy có đưa ra cho một nghị quyết nhưng số lượng rất ít những nghị quyết đó hầu như đều có lợi, hay mang lại lợi ích cho các quốc gia cường quốc trong LHQ cũng như trong HĐBA. Thực tế cho thấy, 5 nước thành viên thường trực

55 Bùi Luyết, Cơ sở hình thành và chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an, http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu- luan-co-so-hinh-thanh-va-chuc-nang-nhiem-vu-cua-hoi-dong-bao-an-58399/, [truy cập ngày 28-9-2014]

44

của cơ quan này đều không muốn thông qua những nghị quyết gây bất lợi cho họ. Do vậy, họ sử dụng triệt để chiêu bài quyền phủ quyết (VETO) để đạt được lợi ích cho mình. Trong thời kỳ này, Liên Xô (nay là Liên ban Nga) và Mỹ là 2 quốc gia có số lần phủ quyết nhiều nhất, đó là chưa kể tới những lần phủ quyết khác của 3 nước P5 còn lại.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Hội Đồng Bảo An trong việc giữ gìn an ninh và hòa bình thế giới (Trang 50 - 51)