IV. Những vấn đề đặt ra đối với mô hình xây dựng XHHT ở các xã thị
b. Tập trung các giải pháp góp phần phát triển các nguồn lực XHHT:
- Tăng cường sự lãnhđạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên, nhân dân về công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng XHHT trên cơ sở quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà nước.
- Tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho XHHT tại cơ sở. Ngành giáo dục chủ động phối hợp với Hội khuyến học và các cơ quan chức năng trong việc đề xuất các nguồn lực phục vụ cho việc xây dựng XHHT tại cơ sở.
- Củng cố, kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT ở cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của Hội khuyến học trong hoạt động xây dựng XHHT.
- Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng. Trong quá trình nhân rộng mô hình phát hiện cơ sở làm tốt để tuyên truyền và nhân ra diện rộng đồng thời có chế độ khen thưởng thích đáng.
Xây dựng xã hội học tập là một chủ trương mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này đã được các cấp ủy và chính quyền địa phương cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch góp phần xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Đề tài “Nhân rộng mô hình xã hội học tập cấp xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” do Hội khuyến học tỉnh chủ trì bước đầu đã được ứng dụng ở 8 xã với các nội dung: Xây dựng bộ máy Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT cấp xã và tổ chức vận hàn h bộ máy hoạt động từng đơn vị; Đề xuất các giải pháp để phát huy các thiết chế xã hội học tập hiện có và xây dựng thêm các mô hình thiết chế mới đồng thời tư vấn, hướng dẫn cách tiếp cận các nguồn lực, tối ưu hóa nguồn lực huy động được phục vụ cho XHHT.
Xã hội học tập là một xã hội mà ở đó mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời, một xã hội mà ở đó mọi người , mọi lực lượng xã hội, các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội cùng tham gia làm giáo dục và là nơi cung cấp các cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Xây dựng mô hình xã hội học tập ở cấp xã là biểu hiện cụ thể và sinh động của mô hình xã hội học tập nói chung, nó phải là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo những đặc trưng cơ bản của xã hội học tập trên cơ sở kết hợp với những đặc điểm của tình hình kinh tế xã hội, tình hình giáo dục đào tạo và hoạt động của phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương của các tổ chức đoàn thể xã hội và c ủa mọi người dân trong xã hội.
Từ thực trạng của tình hình xây dựng xã hội học tập ở các xã, thị trấn để các đơn vị phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tập trung các giải pháp để hoàn thiện dần bộ máy XHHT, các thiết chế xây dựng XHHT, các nguồn lực góp phần xây dựng xã hội học tập./.
31
Chương III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Xây dựng XHHT là nhu cầu tất yếu của phát triển xã hội, là xu thế của thời đại, đặc biệt đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Với ý nghĩa đó, Hội Khuyến học tỉnh khi xây dựng được 4 mô hình điểm về XHHT đặc trưng cho 4 vùng miền của tỉnh, đó là các xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) đại diện cho vùng đồng bằng, xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) đại diện cho vùng biển, xã Hướng Lộc (Hướng Hóa) đại diện cho vùng sâu vùng xa, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa) đại diện cho thị trấn, thị xã.
Qua thời gian 2 năm, mô hìnhđược vận hành và đã có tác dụng thiết thực, đó là: Nhận thức của lãnhđạo địa phương cũng như của người dân về XHHT đãđược nâng cao. Ngoài việc chú trọng đến hệ thống giáo dục trong nhà trường (mầm non, tiểu học, THCS), Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT các xã đã phát huyđược tác dụng trong việc đầu tư cho các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, trang bị thêm cơ sở vật chất cho các TTHTCĐ, đồng thời tổ chức được rất nhiều lớp tập huấn cho người dân, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nói chung và người cao tuổi nói riêng, nhiều lớp có nội dung về chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn lúc nông nhàn… đã góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Từ những kết quả đã đạt được được của 4 mô hình điểm, Ban nội dung đã về trực tiếp làm việc với lãnh đạo và trưởng đầu ngành của 8 xã được chọn nhân rộng. Qua khảo sát và tiếp xúc ban đầu, chúng tôi nhận thấy một số lãnh đạo và người dân hiểu chưa đầy đủ, thâu đáo và sâu sắc về XHHT, họ cho rằng XHHT là khái niệm chung chung. Nhưng sau khi được tổ chức quán triệt thì họ mới hiểu rõ xây dựng XHHT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nướ c. Đồng thời khái niệm XHHT là mọi người phải có trách nhiệm học tập suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi, cần gì học nấy… theo tư tưởng “Học suốt đời” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây chính là mong muốn kết quả lâu dài của đề tài đem lại cho người dân mà đặc biệt hơn 2/3 người dân không được tham gia học tập trong nhà trường.
Nhờ có sự trực tiếp, tác động, hướng dẫn, hỗ trợ nên tình hình nhận thức của cán bộ và người dân về XHHT được chuyển biến, các xã đã tiến hành thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo điều hành xâ y dựng XHHT theo hướng dẫn của Hội Khuyến học tỉnh, tăng cường chỉ đạo hoạt động các TTHTCĐ từng bước có hiệu quả.
32 Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT đã lập kế hoạch hoạt động theo năm, 6 tháng, quý và đã chú trọng đến hệ thống giáo dục ngoài nhà trường t rên cơ sở liên kết với các TTGDTX và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp của các huyện cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, tranh thủ các chương trình, dự án để tổ chức các lớp học theo nhu cầu của người dân. Theo báo cáo và qua kiểm tra, chỉ riên g trong năm 2013, các xã đều tổ chức từ 10-15 lớp tập huấn theo đăng ký của người dân đã tạo ra động lực thúc đẩy mọi người có ý thức học tập không ngừng để cập nhật kiến thức vào đời sống sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong công tác này phải két đến vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học các cấp đã khâu nối, liên kết các ngành và vận động người dân tham gia học tập cũng như việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai mô hình XHHT.
Nhiều địa phương mặc dù còn khó khăn về nguồn lực tài chính nhưng thấy được ý nghĩa, tác dụng của việc nâng cao trìnhđộ mọi mặt của nhân dân nên đã vận động nhằm xã hội hóa để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các TTHTCĐ, đồng thời được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị ban đầu cho nên về cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện nhưng đảm bảo cơ bản cho hoạt động. Vì vậy cần được khai thác sử dụng tốt nguồn lực được đầu tư.
Vấn đề hết sức bế tắc hiện nay là bộ máy quản lý điều hành hầu hết kiêm nhiệm, không có kinh phí hoạt động thường xuyên. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Ban nội dung đề tài đề xuất chính sách thù lao được xem là giải pháp để giải quyết tồn tại ở địa phương hiện nay.
Từ kết quả triển khai đề tài tại 8 xã, chúng tôi nhận thấy cần nhân rộng mô hình XHHT hiện có để làm cơ sở cho việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020. Làm tốt nội dung trên sẽ tạo nên được phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục. Có như vậy thì việc xây dựng cả nước trở thành một XHHT mới bền vững.
Qua thực hiện đề tài, những cán bộ nghiên cứu có cơ hội đi sâu vào thực tế để thấy được nhu cầu cần được cập nhật kiến thức của người dân là hết sức bức thiết. Đó cũng chính là đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải nỗ lực học tập mới bắt kịp với yêu cầu cuộc sống. Đặc biệt Ban nội dung đề tài là những người trực tiếp tham mưu, hoạt động hỗ trợ giáo dục có điều kiện nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực chuyên môn đang phụ trách.
II. KIẾN NGHỊ:
1. Qua thực tế nghiên cứu tại 8 xã để nhân rộng mô hình XHHT, cán bộ và nhân dân bước đầu đã nhận rõ tầm quan trọng của việc học tập suốt đời và xây dựng một XHHT nhưng việc lãnh đạo, chỉ đạo củ cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm đồng bộ, nơi mạnh, nơi yếu nên chưa phát huy tác dụng tốt với phong trào. Vì vậy xin kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo triển khai quyết định 89/QĐ-TTg ngày
33 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020” và quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, đồng thời có văn bản hướng dẫn các cấp thành lập Ban chỉ đạo xây dựng XHHT xây dựng kế hoạch của mỗi cấp để tổ chức thực hiện.
2. Đề nghị với UBND tỉnh sớm trình HĐND tỉnh quyết định phân bổ kinh phí các khoản chi thiết yếu cho việc thực hiện đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012- 2020 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch 642 của UBND tỉnh.
Trước mắt bố trí kinh phí tối thiểu cho cơ quan thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh để khởi động công việc ban đầu.
3. Việc ban hành chế độ thù lao cho cán bộ Hội Khuyến học cấp xã và Ban giám đốc TTHTCĐ, Ban nội dung đề tài đã xây dựng đề án đề xuất một số chế độ phụ cấp. Kính đề nghị các cơ quan chuyên môn thẩm định và các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
4. Xây dựng XHHT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhưng công tác tập huấn cho cán bộ, tuyên truyền giao dục cho nhân dân để nâng cao nhận thức chưa được chú trọng đúng mức. Đề nghị lãnhđạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường chuyên mục trên các kênh tuyên truyền.
5. Đề nghị lãnh đạo tỉnh cho triển khai nhân rộng mô hình XHHT cấp xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để làm cơ sở cho việc thực hiện tiêu chí gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập theo quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ./.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
Nguyễn Thị Hồng Vân
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề tài khoa học “Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam” của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Cầm - Chủ tịch Hội làm chủ nhiệm đề tài - Năm 2009.
- Đề tài khoa học “Xây dựng chương trình và mô hình Trung tâm học tập cộng đồng ở Quảng Trị” do ông Trương Sỹ Tiến - Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh làm chủ nhiệm đề tài - Năm 2004.
- Đề tài khoa học “Xây dựng mô hình xã hội học tập cấp xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Linh, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị” do bà Nguyễn Thị Thùy Mỵ - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh làm chủ nhiệm đề tài - Năm 2011.
- Quyết định số 09/QĐ-GDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ GD-ĐT ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn”.
- Thông tư số 96/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn “Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các trung tâm học tập cộng đồng”.
- Chương trình hànhđộng số 44-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thực hiện Chỉ thị 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ chính trị về tăng
cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.
- Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Chỉ thị 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT”.
- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
- Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.
- Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Kết luận số 30-KL/TU ngày 14/5/2013 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ mười một khóa XV về thực hiện kết luận số 51-KL/TW của hội nghị Trung ương 6, khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” gắn với phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020.
35
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Mô hình xây dựng xã hội học tập các xã, thị trấn tỉnh Quảng Trị
Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình xã hội học tập các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào các ô dưới đây.