Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 30)

đề tài:

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam có đề án xây dựng mô hình XHHT ở cơ sở để tiến tới xây dựng XHHT trong cả nước. Đây là một chủ trương lớn nhưng mô hình XHHTở cơ sở trên địa bàn Quảng Trị chỉ mới xây dựng được một số mô hình điểm còn việc tổ chức vận hành chưa triển khai có hiệu quả nên phát huy tác dụng trong đời sống xã hội còn thấp.

Năm 2009 và 2010, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị thực hiện đề tài khoa học “Xây dựng mô hình xã hội học tập cấp xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Linh và Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị”.

Từ thực tế việc xây dựng mô hình XHHT từ cơ sở chưa được quan tâm, nhận thức của người dân về XHHT chưa được nâng cao, cơ chế chính sách cho việc xây dựng các thiết chế cũng như hỗ trợ giáo v iên, người phụ trách Trung tâm chưa được giải quyết nên không ít cơ sở, mô hình XHHT chưa phát huy tác dụng, chưa tạo điều kiện cho người dân học tập một cách có hiệu quả.

Nghiên cứu thực trạng tình hình trên địa bàn tỉnh, chúng tôi thấy nổi lên hai huyện Vĩnh Linh và Hướng Hóa đã quán triệt tốt Chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. Lãnh đạo hai huyện có Chỉ thị hướng dẫn và tạo điều kiện cho cơ sở thực hiện xây dựng XHHT bước đầu có kết quả, nhất là tại các xã Vĩnh Thủy (đại diện xã vùng đồng bằng), Vĩnh Thái (đại diện xã vùng biển) của huyện Vĩnh Linh; xã Hướng Lộc (đại diện xã vùng núi), thị trấn Lao Bảo (đại diện vùng đô thị) thuộc huyện Hướng Hóa. Đề tài đã chọn 4 đơn vị xã, thị trấn đó để nghiên cứu vận hành các nội dụng của đề tài đặt ra. Sau 24 tháng thực hiện từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010, đề tài đãđược Hội đồng Khoa học cấp tỉnh nghiệm thu đánh giá xuất sắc. Đề tài đã tổng hợp thông tin cơ bản về xây dựng mô hình XHHT, làm rõ các yếu tố chính về mô hìnhđó là tổ chức bộ máy điều hành, các thiết chế học tập, nguồn lực thực hiện. Đề tài xác định hệ thống Giáo dục chính quy cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của thế hệ trẻ từ mầm non đến trung học cơ sở; hệ thống giáo dục không chính quy gồm Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã, các Trung tâm vệ tinh và các thiết chế khác như bưu điện văn hóa xã, thư viên, câu lạc bộ Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đã phối hợp góp phần phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.

Qua khảo sát phân tích thực trạng mô hình XHHT trên địa bàn tỉnh, đề tài cho thấy không ít nơi lãnhđạo chưa quan tâm chỉ đạo thường xuyên; cơ quan chủ trì việc phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc tổ chức dạy nghề cho người lao động chưa chặt chẽ, thiếu sự thống nhất; chưa có chế độ đối với người dạy và hoạt động của TTHTCĐ. Vì vậy, việc vận hành mô hình XHHTở cơ sở chưa có hiệu quả cao.

10 Căn cứ kết quả xây dựng mô hình tại 4 điểm xã, thị trấn đã được nghiên cứu cho thấy bước đầu đã tạo ra ý thức, niềm say mê học tập cho người dân, các hình thức học tập đã thực sự đưa lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, nhận thức về xây dựng XHHT của lãnh đạo xã được nâng lên, việc đầu tư nguồn lực và việc lãnh đạo, chỉ đạo được quan tâm nên mô hình được vận hành một cách đồng bộ, phát huy tốt các thiết chế XHHT. Từ đó, Hội Khuyến học tỉnh nhận thấy rất cần được nhân rộng việc vận hành mô hình XHHT ra một số vùng trên địa bàn tỉnh là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Chương II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

Từ kết quả của đề tài khoa học “Xây dựng mô hình xã hội học tập cấp xã thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị”, Hội Khuyến học tỉnh tiếp tục thực hiện đề tài “Nhân rộng mô hình xã hội học tập cấp xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Đề tài được triển khai tại 8 xã, thị trấn. Để ứng dụng mô hình đã nghiên cứu vào thực tiễn và nhân rộng ra các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh,Ban nội dung đề tài đã thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra đánh giá 4 xãđiểm đã nghiên cứu để có cơ sở nhân rộng mô hình; - Khảo sát thực tế 8 xã, làm việc với lãnh đạo và toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị để triển khai nhân rộng mô hình XHHT cấp xã.Đến nay, các xã, thị trấn đã tổ chức và vận hành bộ máy theo mô hìnhđãđược nhân rộng;

- Tổ chức tập huấn 16 lớp tại 8 TTHTCĐ của các xã. Nội dung tập huấn theo nhu cầu của người dân tại từng địa phương;

- Tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cho Ban chỉ đạo XHHT và Ban Giám đốc TTHTCĐ;

- Tổ chức hội thảo đánh giá nhu cầu thực tế và đề ra phương hướng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng XHHT.

- Hoàn thành 3 chuyên đề gồm:

+ Chuyên đề 1:Tổ chức và vận hành bộ máy XHHT ở cơ sở; +Chuyên đề 2: Các thiết chế về XHHT ở cơ sở;

+ Chuyên đề 3: Các nguồn lực đầu tư phục vụ XHHT ở cơ sở.

- Xây dựng đề án về cơ chế chính sách đối với cán bộ khuyến học và giải pháp nhân rộng mô hình XHHT tại 142 xã, phường, thị trấn.

Kết quả nghiên cứu, ứng dụng làm cơ sở cho việc thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg về xây dựng XHHT, Quyết định số 281/QĐ-TTg về đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến năm 2020 và

11 thực hiện kế hoạch số 642/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2013-2020.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VẬN HÀNH

MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP TẠI 4 XÃ MÔ HÌNHĐIỂM

(Xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Thủy, xãHướng Lộc và thị trấn Lao Bảo)

Xây dựng mô hình xã hội học tập (XHHT) ở cấp xã là biểu hiện cụ thể, sinh động của mô hình xã hội học tập nói chung, là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo những đặc trưng cơ bản của xã hội học tập trên cơ sở kết hợp với những đặc điểm của tình hình kinh tế xã hội, tình hình giáo dục đào tạo và hoạt động của phong trào khuyến học ở địa phương.

Năm 2009 và 2010, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn “Xây dựng mô hình xã hội học tập cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị”. Đề tài được Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá xếp loại xuất sắc.

Để có cơ sở nhân rộng mô hình XHHT tại các xã, phường, thị tr ấn trên địa bàn toàn tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức triển khai thí điểm tại 04 xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thủy, Hướng Lộc và thị trấn Lao Bảo. Kết quả như sau:

1. Mở rộng cuộc vận động xây dựng XHHT:

Các xã đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng XHHT, đã tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân, tuyên truyền sâu rộng những chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng cuộc vận động xây dựng XHHT là chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, mô hình XHHT với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, thực hiện liên thông giữa các bậc học, một số ngành học, xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, mềm dẻo hơn, đáp ứng nhu cầu thường xuyên, tạo ra những khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự cân bằng xã hội trong giáo dục gắn liền với sự phát triển nghề nghiệp của người dân.

2. Về củng cố và hoàn thiện hệ thống giáo dục trong nhà trường:

- Cơ sở vật chất trong nhà trường từng bước được hoàn thiện, các trường đã được nâng cấp, cao tầng hóa, có đủ phòng học trang thiết bị dạy và học, thư viện, văn phòng,đồ dùng học tập, đặc biệt là chỗ ăn, chỗ nghỉ cho học sinh.

- Các trường đã áp dụng phương pháp dạy học bằng máy chiếu, máy vi tính, chất lượng đội ngũ giáo viên từ ng bước đạt chuẩn và trên chuẩn. Chính vì vậy, chất lượng dạy và học được tăng lên cả về giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn. Tỷ lệ huy động trẻ tới trường đảm bảo, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở mức tối thiểu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12

a. Thành phần trong Ban chỉ đạo điều hành XHHT cấp xã bao gồm: Đạidiện lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận, HĐND thuộc xã, thị trấn; TTHTCĐ xã diện lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận, HĐND thuộc xã, thị trấn; TTHTCĐ xã và các TTHTCĐ thôn bản; Hội khuyến học xã; đại diện các trường học, đại diện các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội: Đoàn thanh niên, phụ nữ, nông dân, Hội cựu chiến binh… Cụ thể:

- Xã Vĩnh Thái: Trưởng ban là đồng chí Phó chủ tịch UBND xã, 2 Phó trưởng ban là Phó chủ tịch Hội Khuyến học xã và Hiệu trưởng trường THCS, các thành viên là đại diện các đoàn thể ở xã.

- Xã Vĩnh Thủy: Trưởng ban là đồng chí chủ tịch UBND xã, 2 Phó trưởng ban là Phó chủ tịch HĐND xã và Hiệu trưởng trường THCS, các thành viên là đại diện các đoàn thể ở xã.

- Xã Hướng Lộc: Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch HĐND kiêm Ch ủ tịch Hội Khuyến học xã, Phó trưởng ban là Hiệu trưởng trường THCS, các thành viên là đại diện các đoàn thể ở xã.

- Thị trấn Lao Bảo: Trưởng Ban là đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học xã, Phó trưởng ban là Hiệu trưởng trường THCS, các thà nh viên là đại diện các đoàn thể ở xã.

b. Kết quả hoạt động:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 30)