Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT cấp xã đã tích cực tham mưu giúp cho cấp ủy và chính quyền địa phương về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, việc đầu tư

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 30 - 32)

cấp ủy và chính quyền địa phương về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, việc đầu tư phát triển vận hành mô hình XHHT tại đị a phương.

- Đã khảo sát, điều tra nắm vững nhu cầu học tập của người dân gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã, thị trấn để lựa chọn xây dựng các nội dung, hình thức học tập phù hợp có tác dụng thiết thực với đời sống của mỗi người dân.

- Liên kết phối hợp với các lực lượng các tổ chức đoàn thể trong xã hội để hỗ trợ phát triển hệ thống giáo dục chính quy và đẩy mạnh các hình thức giáo dục không chính quy làm cho mối quan hệ giữa hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào và kết quả học tập, rút ra bài học kinh nghiệm, nhân điển hình, đề ra nhiệm vụ, giải pháp và đề xuất các kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để bổ sung các hình thức, nội dung học tập nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

- Huy động các nguồn lực để phát triển mô hình XHHT ở địa phương. Xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên trong Ban điều hành xây dựng XHHTở địa phương.

- THTCĐ xã đặt tại UBND xã với đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị, đảm bảo cho nhu cầu học tập của nhân dân trong toàn xã, đặc biệt là người dân trong độ tuổi lao động. Các trung tâm vệ tinh thôn hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi và cơ hội học tập

13 cho người dân, người lao động trong cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và phát triển nguồn lực tại địa phương. Đây là điều kiện để đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân theo phương châm “Cần gì học nấy” và “Ai cũng được học hành”.

- Các TTHTCĐ xãđã trang bị đầy đủ máy vi tính phục vụ công việc và đã nối mạng Internet để đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân trong thời kỳ hội nhập, nhiều hộ dân đã mua sắm máy vi tính cho con em học hành. Nhiều TTHTCĐ thôn đang có kế hoạch mua máy và nối mạng phục vụ cho nhân dân.

- Các TTHTCĐ từ thôn đến xã hàng năm kết hợp với các tổ chức phi chính phủ như dự án “Tầm nhìn thế giới”, dự án “Chia sẻ”, các trung tâm dạy nghề của tỉnh, của huyện mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật… cho người dân rất hiệu quả.

- Cùng với việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, công tác vận động thanh thiếu niên đi học ngh ề tại các trung tâm huyện, tỉnh và các tỉnh bạn, công tác vận động cán bộ từ xã đến thôn tăng cường học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cũng được chú trọng hơn.

- Ngoài học tập ở TTHTCĐ, người lao động còn tự học nghề để tăng thu nhập như nghề kéo mực lá, nghề rê chim, nghề mộc, máy nước đá, nghề kinh doanh và dịch vụ du lịch thu hút và giải quyết hàng trăm lao động. Nhiều gia đìnhđã xây dựng được các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kinh tế địa phương phát triển đúng hướng, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực.

4. Về xây dựng và phát triển tổ chức hội khuyến học:

- Phong trào khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh và hoạt động hiệu quả. Mặc dù các cán bộ khuyến học cấp xãđều hoạt động kiêm nhiệm, khôn g có phụ cấp, điều kiện sinh hoạt công tác đang còn gặp nhiều khó khăn, song với tinh thần trách nhiệm đối với phong trào, Hội đã thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền và tổ chức các chi hội hoạt động với nhiều nội dung phong phú, đi vào nề nếp và ngày càng có sự phát triển sâu rộng.

- Hội Khuyến học xã tham mưu tích cực cho lãnh đạo xã trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ: Thành lập BCĐ xây dựng XHHT cấp xã, xây dựng quy chế và chương trình làm việc, ký kết liên ngành trong phong trào xây dựng XHHT, xây dựng và quản lý quỹ, huy động quỹ, tổ chức các phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học, kịp thời khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo, tiếp sức đến trường cho học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp...

Một số hoạt động nổi bật:

14 - Lớp bán trú dân nuôi ở Hướng Hóa hoạt động hiệu quả tạo cơ hội cho học sinh vùng khó yên tâm học hành.

- Là một xã vùng đặc biệt khó khăn nhưng xã Hướng Lộc đã thực hiện tốt việc vận động các tổ chức, cá nhân đỡ đầu dài hạn cho học sinh nghèo.

- Các lớp tập huấn và dạy nghề ở xã Vĩnh Thái phát huy hiệu quả rõ rệt. Từ các lớp học này xã đã có hơn 150 công nhân được đào tạo có đầy đủ trình độ, kỹ năng làm việc tại các công ty khai thác khoáng sản và gần 250 lao động làm việc theo mùa vụ. Ngoài ra, người lao động còn tự học nghề để tăng thu nhập như nghề kéo mực lá, nghề mộc, máy nước đá, kinh doanh dịch vụ du lịch… giải quyết hàng trăm lao động.

- Tại xã Vĩnh Thủy, từ các lớp tập huấn, dạy nghề, đã cấp chứng chỉ cho 210 người. Nhiều gia đình áp dụng kiến thức được đào tạo để xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, làm cho kinh tế địa phương phát triển đú ng hướng, chuyển dịch theo hướng tích cực, đã có nhiều gia đình thu nhập hàng năm trên 50 triệu đồng.

5. Những thành công:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 30 - 32)