Về nguồn lực xây dựng XHHT:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 41 - 43)

IV. Những vấn đề đặt ra đối với mô hình xây dựng XHHT ở các xã thị

3.Về nguồn lực xây dựng XHHT:

- Tất cả các ý kiến của các xã thị trấn mà đoàn đến làm việc đều nhất trí nguồn lực huy động bao gồm nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực từ xã hội hóa.

- Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, các xã, thị trấn mà đoàn làm việc huy động nguồn lực từ xã hội hóa còn rất khó khăn, chủ yếu là sự tài trợ của các dự án, các tổ chức quốc tế, cá biệt có xã hầu như chưa huy động được kinh phí xã hội hóa.

- Từ thực tế đó cho thấy phải phát huy nội lực mạnh mẽ hơn nữa, nhất là ở những địa phương đã làm thành công vàở các xã trước đây đề tài đã triển khai (xã Hướng Lộc, thị trấn Lao Bảo, xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Thủy), trên cơ sở đó nhân rộng mô hình cho các xã, thị trấn khác trong tỉnh Quảng Trị. Đồng thời song song với việc huy động nguồn lực xã hộ i hóa Nhà nước cần phải giành một nguồn kinh phí thỏa đáng để góp phần xây dựng XHHT ở các cơ sở, đặc biệt là phải ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa.

Trên đây là một số nhận xét đánh giá khái quát ban đầu qua các buổi làm việc với các xã, thị trấn mà Ban nghiên cứu đề tài rút ra. Với mong muốn tìm rađược mô hình hoạt động của Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT ở cơ sở hoạt động có hiệu quả, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia hội thảo để triển khai tại 8 xã màđề tài đang nhân rộng./.

24

KẾT QUẢ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP Ở CƠ SỞ

Để có cơ sở tham mưu đề xuất về mô hình xây dựng xã hội học tập (XHHT) tại tỉnh Quảng Trị, Hội khuyến học tỉnh đã nghiên cứu đề tài khoa học xã hội và nhân văn “Xây dựng mô hình xã hội học tập c ấp xã, thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa,Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị”. Căn cứ Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học công nghệ số 09/HĐ-NCKH ngày 10/5/2013 giữa Hội Khuyến học tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, đề tài được tiếp tục chuyển s ang giai đoạn 2 ứng dụng kết quả của đề tài với tên gọi: “Nhân rộng mô hình xã hội học tập cấp xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.

Qua 2 năm nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá 4 mô hình làm điểm: xã Vĩnh Thủy đại diện cho vùng đồng bằng, xã Vĩnh Thái đại diện cho vùng biển, xã Hướng Lộc đại diện cho vùng sâu vùng xa, thị trấn Lao Bảo đại diện cho thị xã, thị trấn, Hội đã xây dựng được mô hình XHHT cấp xã, thị trấn với phạm vi nhân rộng việc vận hành mô hình XHHT tại 8 xã thị trấn, đó là:

- Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh - Xã Gio Phong, huyện Gio Linh - Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh - Xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong - Xã Hải An, huyện Hải Lăng

- Xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ - Xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông - Xã Thuận, huyện Hướng Hóa

8 xã trênđều đại diện cho các vùng miền của tỉnh (thị trấn, vùng biển, miền núi, đồng bằng).

Để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu ứng dụng việc nhân rộng mô hình XHHT theo yêu cầu của đề tài, các tác giả nghiên cứu đã tiến hành các nội dung sau:

- Làm việc với lãnhđạo các huyện, các xãđể báo cáo và đề xuất với các cấp tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện đề tài.

- Làm rõ thực trạng hoạt động của mô hình XHHT tại 4 xã điểm để khẳng định những mặt thành công và những tồn tại để làm cơ sở nhân rộng mô hình.

- Phân tích đánh giá thực trạng mô hình XHHT tại 8 xã, thị trấn. Trên cơ sở đó áp dụng mô hình XHHT của 4 xã làmđiểm vào các xã trong phạm vi đề tài.

- Hội thảo đánh giá nhu cầu học tập của nhân dân và đề ra giải pháp vận hành mô hình XHHT.

- Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cho Ban chỉ đạo điều hành XHHT, Ban Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, cán bộ khuyến học cơ sở của 12 xã, thị trấn.

25 - Xây dựng bộ máy Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT cấp xã và tổ chức vận hành bộ máy hoạt động từng địa phương.

- Tìm các giải pháp để phát huy các thiết chế xã hội học tập hiện có và xây dựng thêm các mô hình thiết chế mới.

- Tư vấn, hướng dẫn cách tiếp cận các nguồn lực và tối ưu hóa nguồn lực, huy động được phục vụ cho XHHT.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan mở các lớp đào tạo ngắn hạn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức các lớp dạy nghề để nâng cao trìnhđộ mọi mặt cho người dân.

Trong phạm vi báo cáo kết quả bước đầu của việc ứng dụng nhân rộng mô hình XHHT, chúng tôi xin khái quát lại một số nội dung chính như sau:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 41 - 43)