Tập trung củng cố các Trung tâm học tập cộng đồng, xem đó là nòng cốt

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 44)

IV. Những vấn đề đặt ra đối với mô hình xây dựng XHHT ở các xã thị

b. Tập trung củng cố các Trung tâm học tập cộng đồng, xem đó là nòng cốt

trong phong trào xây dựng XHHT ở các địa phương hiện nay:

Trong tình hình hiện nay, việc tổ chức và vận hành bộ máy để góp phần xây dựng XHHT chủ yếu vẫn dựa vào các TTHTCĐ. Vì vậy, trước mắt lãnh đạo các xã, thị trấn đều nhất trí tập trung củng cố kiện toàn các TTHTCĐ, xem đó như là một trong những yếu tố cơ bản để góp phần tổ chức vận hành phong trào xây dựng XHHT hiện nay tại địa phương. Các Trung tâm học tập cộng đồng hiện nay ở các xã, thị trấn bước đầu phát huy được tác dụng trong việc giúp cho người dân cập nhật kiến thức và kỹ năng lao động, giúp họ tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới, đổi mới cách nghĩ, cách làm góp phần nâng cao năng suất lao động. Một số trung tâm đã góp phần giúp người lao động học được một số nghề truyền thống, nghề ngắn hạn, tổ chức các lớp xóa mù chữ, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng dân cư.

Qua báo cáo của các xãđược nhân rộng và đi khảo sát thực tế của Ban nội dung đề tài, riêng năm 2013, 8 xã đã mở được 49 lớp với 1.531 lượt người tham gia học tập. 5 tháng đầu năm 2014, các xã đã mở được 13 lớp tập hu ấn với 633 lượt người tham gia học tập. Nhờ Hội Khuyến học địa phương làm tốt công tác khảo sát nhu cầu học tập của người dân nên nội dung tập huấn phong phú và thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân: Kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm sò, kỹ thuật trồng cây lạc, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cây sắn, kỹ thuật chăn bò, kỹ thuật sửa chữa máy nông cụ, chương trình xây dựng nông thôn mới.

Từ thực tế trên chúng ta có thể khẳng định: Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các TTHTCĐ trên địa bàn các xã, thị trấn đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Xây dựng và phát triển TTHTCĐ là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng XHHT ở các địa phương.

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)