Về các thiết chế xây dựng XHHT:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 40 - 41)

IV. Những vấn đề đặt ra đối với mô hình xây dựng XHHT ở các xã thị

2. Về các thiết chế xây dựng XHHT:

- Tất cả các đơn vị đoàn đến làm việc đều nhất trí với các thiết chế xây dựng XHHT mà mô hình đã rút ra bao gồm: hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.

- Đối với hệ thống giáo dục chính quy: Đánh giá chung của tất cả các xã, thị trấn đều cho rằng hệ thống giáo dục chính quy trong các trường học hiện nay đều đạt yêu cầu từ khá trở lên. Đây là một điều đáng mừng khẳng định chất lượng giáo dục của chúng ta trong hệ thống giáo dục chính quy. Vấn đề đặt ra ở đây đối với giáo dục

23 chính quy là tiếp tục phải được duy trì, củng cố từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

- Đối với giáo dục không chính quy: Các xã, thị trấn bước đầu đã có những cố gắng để triển khai các hoạt động nhằm khơi dậy phong trào học tập ở các địa phương. Hoạt động nổi bật nhất là hoạt động của các TTHTCĐ. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các TTHTCĐ đã tổ chức được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người lao động.

- Tuy nhiên, các thiết chế của XHHT khác như mô hìnhđã rút ra như điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện, câu lạc bộ, các hoạt động liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác hoạt động chưa có hiệu quả.

- Cơ vật chất nhìn chung còn nghèo, đội ngũ cán bộ từ Ban chỉ đạo điều hành xây dựng XHHT đến các tổ chức khác chưa được kiện toàn, hầu hết hoạt động bằng sự nhiệt tình không có một khoản phụ cấp nào.

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)