Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 37 - 38)

xã hội học tập ở các địa phương hiện nay.

- Về mặt lãnh đạo vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan đơn vị chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực xây dựng xã hội học tập. Công tác tuyên truyền về vấn đề xây dựng XHHT trong các tầng lớp nhân dân ở các địa phương chưa được chú trọng. Người dân chưa có sự nhận thức một cách đầy đủ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xem đó như là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội xây dựng xã hội thực sự dân chủ công bằng và văn minh. Chưa xây dựng được ý thức thường xuyên tự học, tự nâng cao trìnhđộ của mỗi người và ý thức trách nhiệm của mỗi gia đình, dòng họ, làng, bản , thôn, xóm, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn vào công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

- Nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng xã hội học tập ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài việc tổ chức học tập quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ đảng viên ở cơ sở, việc tổ chức các hình thức học tập ngoài nhà trường hiện nay chủ yếu thông qua các TTHTCĐ cấp xã và các vệ tinh trên địa bàn.

- Đầu tư cho hệ thống giáo dục ngoài nhà trường cụ thể là đầu tư cho việc tổ chức và triển khai mô hình xây dựng XHHT ở các địa phương chưa được chú trọng tương ứng với đầu tư của hệ thống giáo dục trong các nhà trường. Hầu hết hiện nay

20 TTHTCĐ vẫn chủ yếu được hình thàn h từ cấp xã, mạng lưới TTHTCĐ tại các thôn bản, cụm dân cư vẫn chưa được chú trọng. Cơ sở vật chất tối thiểu để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại các trung tâm vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ và còn nhiều bất cập.

- Đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về việc xây dựng XHHT đều là kiêm nhiệm, phải đảm nhận nhiều công việc nên không có thời gian để đầu tư cho nhiệm vụ xây dựng XHHT. Mặt khác hầu hết cán bộ đều chưa qua một lớp tập huấn đào tạo nào và chưa có chế độ chính sách phù cấp nào nên hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.

- Chưa hình thànhđược các cơ sở đào tạo, học tập theo xu hướng mở nhằm tạo điều kiện cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi tham gia học tập từ xa, tự học có hướng dẫn, vừa làm vừa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học nâng cao trình độ học vấn với các hình thức liên thông, liên kết giữa các cấp học, bậc học. Liên thông giữa giáo dục thường xuyên và giáo dục chính quy của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Chưa thiết lập được cơ chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành giáo dục, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể từ các thôn, bản đến các xã, thị trấn để tổ chức, triển khai các hoạt động nhằm thu hút toàn bộ người dân (nhất là những người trong độ tuổi lao động) tham gia xây dựng xã hội học tập.

- Chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có mặt trên địa bàn tổ chức các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 37 - 38)