Các nguồn lực phục vụ XHHT ở cơ sở hiện nay:

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 48)

IV. Những vấn đề đặt ra đối với mô hình xây dựng XHHT ở các xã thị

a.Các nguồn lực phục vụ XHHT ở cơ sở hiện nay:

Nguồn lực ở các xã, thị trấn hiện nay phục vụ cho việc xây dựng xã hội học tập có thể phân thành thành 3 dạng:

- Nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế trong hệ thống giáo dục trong nhà trường: Chủ yếu do Nhà nước đầu tư nhưng vẫn còn nhiều địa phương chưa được đầu tư đầy đủ phục vụ cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh nhất là các trường Mầm non, Tiểu học.

- Nguồn lực đầu tư đối với các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường: Chủ yếu ở các TTHTCĐ. Một số Trung tâm sử dụng phòng Hội trường của UBND xã, thị trấn. Một số Trung tâm được đầu tư xây dựng là nhờ tranh thủ các dự án, Chương trình của các tổ chức phi chính phủ. Hầu hết các TTHTCĐ ở thôn bản, khu phố được đầu tư xây dựng là do người dân đóng góp.

- Nguồn lực phục vụ cho tổ chức bộ máy hoạt động: Kinh phí phục vụ cho Ban chỉ đạo điều hành XHHT ở 12 địa phương, phụ cấp cho cán bộ khuyến học chuyên tráchở cơ sở (cấp xã), cán bộ TTHTCĐ vẫn chưa có nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phong trào.

Tóm lại: Đối với hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, nhất là các TTHTCĐ thực sự trở thành thiết chế giáo dục được đưa đến tận những người dân, đặc biệt là những người lao động không có điều kiện tới trường học chính quy góp phần xây dựng XHHT thì ngân sách nhà nước lại chưa quan tâm đúng mức.

Tại các xã, thị trấn mà đề tài ứng dụng đều thống nhất đánh giá cao vai trò của các TTHTCĐ. Vì vậy, dù khó khăn về nguồn lực đầu tư, ngu ồn lực phục vụ cho bộ máy vận hành nhưng dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, sự hỗ trợ của chính quyền và tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết của cán bộ khuyến học với vai trò nòng cốt trong việc liên kết với ngành giáo dục và các tổ chức chính trị, xã hội, các TT HTCĐ vẫn khẳng định được vai trò của mình là trường học của nhân dân.

30

Một phần của tài liệu NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP CẤP XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 47 - 48)