Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN (Trang 61 - 63)

6. Kết cấu của đề tài

4.1.2Nội dung giải pháp

Bản chất công việc ảnh hưởng rất lớn đến sự thỏa mãn và sự gắn kết của công ty với nhân viên, chính vì thế, công ty cần có những định hướng cũng như phân công công việc hợp lí thông qua các cách sau:

- Mô tả công việc: hiện nay có nhiều công việc tại công ty chưa được mô tả rõ ràng hay yêu cầu chi tiết, do đó, nhà quản lý cần phải xây dựng các bảng mô tả chi tiết cho từng chức danh công việc cụ thể. Bảng mô tả cần nêu rõ những yêu cầu cụ thể (trình độ, giới tính, chuyên môn…) và nhiệm vụ chi tiết cho từng chức danh công việc, nhưng có thể không gò bó, áp đặt cách thức thực hiện cho nhân viên (trừ những trường hợp có quy trình thực hiện và hướng dẫn theo trình tự) nhằm tăng tính sáng tạo trong công việc và tạo môi trường làm việc năng động và thoải mái cho nhân viên trong công ty. Vì đối với mỗi công việc khác nhau đều có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau gắn liền với bảng mô tả công việc nhằm giúp cho việc tuyển dụng, giao việc được chính xác, hợp lí và tránh gây lãng phí cho công ty.

- Phân công đúng việc, đúng người: năng lực có thể hiểu là khả năng con người có thể thực hiện một loại hoạt động nào đó, làm cho hoạt động đó đạt đến một kết quả nhất định. Thực tế cho thấy mỗi loại công việc sẽ thích hợp với một nhóm người nhất định cùng năng lực nhất định. Sau khi tuyển dụng cần phân bổ lao động đúng theo vị trí đăng tuyển, do đó, việc đánh giá năng lực người lao động trong quá trình tuyển dụng cũng cần dựa trên bảng mô tả công việc dã xây dựng để tuyển nhân sự cho phù hợp. Được giao đúng việc sẽ giúp nhân viên phát huy được năng lực của mình, thực hiện công việc một cách hiệu quả với hiệu suất cao, bên cạnh đó còn không ngừng nâng cao kỹ năng làm việc, giúp tạo hứng thú cũng như động lực làm việc cho nhân viên. - Xác định rõ vai trò và vị trí công việc trong công ty. Theo như thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943), con người luôn có nhu cầu khẳng định cũng như tự hoàn thiện mình trong công việc, chính vì lẽ đó, ta nên xác định rõ và cho nhân viên trong công ty thấy vai trò, tầm quan trọng cũng như mức độ đóng

góp của công việc đó đối với công ty. Điều này sẽ giúp cho nhân viên khẳng định được vai trò của mình cũng như của công việc mình đang thực hiện nhằm tạo ra động lực thực hiện công việc tốt hơn.

- Đánh giá thực hiện công việc công bằng, chính xác, kịp thời và gắn công việc với cơ hội phát triển: sau quá trình làm việc cần thực hiện đánh giá lại năng lực cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên để có những điều chỉnh và khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích người lao động cũng như rà soát lại việc bố trí lao động. Kết quả đánh giá công việc cần được gắn kết với những điều kiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp của người lao động làm cho họ tập trung và phấn đấu nhiều hơn. Những cơ hội thăng tiến trong công việc cần được thông tin đến nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể và cần thực hiện một cách công bằng. Công ty không nên tiếp tục thực hiện đánh giá chung chung cho các nhân viên mà cần dựa trên bảng mô tả công việc cụ thể cùng với mục tiêu đề ra cho từng vị trí để xây dựng tiêu chí đánh giá và thực hiện đánh giá công bằng, đúng với từng nhân viên trong các chương trình và thời điểm cụ thể. Riêng đối với một số bộ phận không có mục tiêu doanh số cụ thể như các bộ phận trợ giúp cho chương trình, thuê ngoài thì việc đánh giá có thể dựa trên bảng yêu cầu công việc và kết quả chung của những bộ phận khác cùng với kết quả công việc thực hiện. Việc đánh giá này thực sự rất khó để thực hiện cho tốt, nó đòi hỏi nhà quản lí phải lên một kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nhóm đối tượng ở từng thời điểm cụ thể để có thể giúp ích cho công tác quản lí vừa tạo động lực làm việc cho nhân viên thông qua việc chia công việc cụ thể, đánh giá công bằng.

- Tạo hứng thú trong công việc cho nhân viên thông qua việc xác định nhu cầu, sở thích công việc của nhân viên và tạo điều kiện, cơ hội cho hội được thử thách với lĩnh vực họ quan tâm sau khi đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thiết kế lại công việc nhằm tránh sự lặp lại, làm cho nó trở nên đa dạng hơn, thử thách hơn, tăng sự sáng tạo và linh hoạt cho nhân viên, vừa thỏa mãn yêu cầu của họ vừa nhằm khám phá những mặt mạnh khác của

nhân viên theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ như nhân viên phòng kỹ thuật có thể được giao phó nhiệm vụ thiết kế một ấn phẩm truyền thông cho công ty, điều đó vừa giúp nhân viên thỏa mãn một sở thích về một mảng mới trong lĩnh vực công nghệ là thiết kế đồ họa, vừa làm tăng tính thử thách, độ mới mẻ, tính sáng tạo trong công việc cho nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên có thể tự khẳng định mình trong một vị trí mới. Tìm hiểu những công việc gây buồn chán, gây bất mãn cho nhân viên khi thực hiện để phân chia lại cho hợp lí hơn hay cải tiến một cách mới nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cũng như giảm thiểu sự không hài lòng ở người lao động. Những điều này thường không đòi hỏi nhiều về tài chính mà nó cần nhà quản lí phải có tài quan sát sâu sát về nhân viên của mình, để nhận ra điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với công ty nhằm tăng sự hài lòng của nhân viên trong công việc hiện tại để từ đó về lâu dài sẽ hình thành nên lòng trung thành với công ty.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀO LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN (Trang 61 - 63)