6. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo ta sử dụng Cronbach alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005:257-258) “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).”
Trong chuyên đề này, thang đo có thể được chấp nhận độ tin cậy khi các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn hay bằng 0,3 là đạt yêu cầu đối với biến đó, còn đối với Cronbach alpha là lớn hơn hay bằng 0,6 (Nunnally & Bernstein, 1994).
Bảng 3.7: Kết quả Cronbach alpha của các thang đo
STT Thang đo Cronbach alpha
1 Hình ảnh công ty 0,798
2 Thuật lãnh đạo và nhà quản lí 0,840
3 Sự hợp tác 0,916
4 Điều kiện làm việc 0,794
5 Động lực, sự hài lòng 0,903
6 Lòng trung thành 0,816
Ta có thể thấy qua bảng kết quả trên, hệ số Cronbach alpha của các nhóm nhân tố đều đạt từ 0,794 trở lên và các thang đo trong từng nhân tố đề đạt hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,4 (xem phụ lục 3). Do đó, thang đo của các nhân tố hình ảnh công ty; thuật lãnh đạo và nhà quản lí; sự hợp tác; điều kiện làm việc; động lực, sự hài lòng và lòng trung thành đạt được độ tin cậy cho phép và tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố.