6. Kết cấu của đề tài
1.3.2 Thuyết hai nhân tố của F Herzberg
Năm 1959, Fredrick Herzberg, nhà khoa học hành vi đã đưa ra thuyết hai yếu tố hay còn gọi thuyết động viên, duy trì bằng cách đề nghị các chuyên gia làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp liệt kê các nhân tố làm họ thỏa mãn và các nhân tố làm cho họ được động viên cao độ. Đồng thời yêu cầu họ liệt kê các nhân tố mà họ không được động viên và bất mãn. Phát hiện của Herzberg đã làm cho mọi người kinh ngạc vì điều đó đã làm đảo lộn nhận thức thông thường của mọi người. Chúng ta thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại, tức là chỉ có hai tình trạng hoặc là thỏa mãn hoặc là bất mãn. Kết quả từ những thông tin ông thu thập được, đã chỉ ra rằng đối ngược với sự thỏa mãn không phải là sự bất mãn mà là không thỏa mãn. Herberg chia thành hai loại yếu tố như sau:
- Yếu tố duy trì là điều rất quan trọng để tồn tại động cơ thúc đẩy ở nơi làm việc, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. - Yếu tố động viên là những yếu tố động tạo ra sự thoả mãn tích cực, tạo động
cơ để nhân viên thực hiện vượt quá kết quả công việc mong đợi. Đối với các nhân tố động viên, nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn và từ đó sẽ động viên người lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc đã bất mãn (Herzberg, F., Mausner, B., & Snyderman, B.B., 1959).
Bảng 2.1: Các nhân tố duy trì và động viên
Các nhân tố duy trì Các nhân tố động viên
1. Phương pháp giám sát
2. Hệ thống phân phối thu nhập 3. Quan hệ với đồng nghiệp 4. Điều kiện làm việc 5. Chính sách của công ty 6. Cuộc sống cá nhân 7. Địa vị
8. Quan hệ qua lại giữa các cá nhân
1. Sự thách thức của công việc 2. Các cơ hội thăng tiến
3. Ý nghĩa của các thành tựu
4. Sự nhận dạng khi công việc được thực hiện
5. Ý nghĩa của các trách nhiệm
Nguồn: Nguyễn Hữu Lam, (2007), Hành vi tổ chức, tài liệu đã dẫn.
Thuyết hai nhân tố Herzberg có những ẩn ý quan trọng đối với các nhà quản trị: - Thứ nhất những nhân tố làm thỏa mãn người lao động là khác với các nhân
tố tạo ra sự bất mãn. Vì vậy, nhà quản trị không thể mong đợi sự thỏa mãn của người lao động bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.
- Thứ hai việc động viên người lao động đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm nhân tố duy trì và nhân tố động viên. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị là phải loại trừ sự bất mãn và tạo ra sự thỏa mãn, không thể chú trọng một nhóm nào cả (Nguyễn Hữu Lam, 2007:126, tài liệu đã dẫn).