Tăng cường quản trị danh mục tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần quân đội chi nhánh khánh hòa (mbkh) (Trang 79 - 81)

- Quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo một cách chặt chẽ. Do việc ghi nhận hồ sơ tài sản đảm bảo thực hiện trên các khoản mục ngoại bảng nên nhiều khi khơng được quan tâm, theo dõi. Hồ sơ khơng được lữu trữ theo đúng quy định. Một số khoản vay mà khách hàng đã thanh tốn hết nợ vay nhưng việc giải chấp chưa được thực hiện kịp thời, tài sản vẫn cĩ trên sổ sách. Bên cạnh việc yêu cầu cán bộ tín dụng nghiêm túc chấn chỉnh, MBKH cần cĩ các biện pháp giám sát để đảm bảo việc quản lý này được thực thi đúng.

- Cĩ thủ tục chính thức về kiểm tra sự tồn tại và xác định giá trị của tài sản thế chấp một cách thường xuyên. Hiện nay, phần lớn tài sản thế chấp chỉ được xem xét đánh giá ở lần xét duyệt cho vay, cịn những năm tiếp theo thì chưa thấy đánh giá lại kịp thời và mua bảo hiểm tài sản đầy đủ.

- Về ghi nhận tài sản xiết nợ: Tài sản xiết nợ đã cĩ đủ giấy tờ pháp lý hoặc đã được đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được hạch tốn vào bảng cân đối kế tốn. Việc chậm ghi nhận các tài sản này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Vì vậy để bảo đảm tài sản và nguồn vốn của MBKH được phản ánh đầy đủ và chính xác, MBKH cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

 Tiến hành rà sốt tài sản xiết nợ theo các tiêu chí về tình trạng pháp lý, hiện

trạng sử dụng và phương pháp hạch tốn đang áp dụng cho tài sản xiết nợ.

 Sau khi thực hiện lần đầu, việc rà sốt này phải được cập nhật và kiểm tra

thường xuyên để đảm bảo tồn bộ tài sản được phản ánh đầy đủ trong từng thời kỳ.

- Đối với tài sản đảm bảo giảm giá trị quá 80%, Yêu cầu KH bổ sung TSBĐ, ngồi tài sản của KH cĩ thể dùng tài sản cá nhân để bảo lãnh.

- Trong trường hợp khách hàng khơng cĩ tài sản bổ sung, đề nghị khách hàng trả nợ để giảm dần dư nợ phù hợp với giá trị tài sản đảm bảo.

Đối với việc nhận TSBĐ, MBKH cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đĩ. Cĩ thể linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với DN cĩ tín nhiệm.

Kiểm tra thực trạng tài sản làm đảm bảo nợ vay

- Kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố làm đảm bảo tiền vay. Qua đĩ đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay cĩ đúng như trong hồ sơ thế chấp, cầm cố làm đảm bảo nợ vay đang lưu giữ tại MBKH khơng.

- Cần làm rõ những vấn đề sau:

+ Tình trạng hiện tại của tài sản (ai đang sử dụng? chất lượng tài sản . . + Giá trị tài sản đánh giá lại từng kỳ (Nếu thấy bất hợp lý cĩ thể xem xét thêm về chất

lượng của việc định giá giá trị của tài sản thế chấp xem cĩ phù hợp với giá trị của tài sản ghi trong hồ sơ thế chấp tài sản).

Đối với tài sản đảm bảo là nhà và đất cần lưu ý - Đối với tài sản đảm bảo là đất:

+ Kiểm tra diện tích thuộc quyền sử dụng đất của doanh nghiệp (hoặc diện tích đất thuê của doanh nghiệp) so với diện tích đất trong hợp đồng đảm bảo tiền vay.

+ Kiểm tra giá trị đất của doanh nghiệp (trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh,

TP quy định).

- Đối với tài sản đảm bảo là nhà trên đất:

+ Kiểm tra vị trí ngơi nhà (mặt đường, trong ngõ, trong làng...) cĩ đúng như trong hồ sơ đảm bảo nợ vay khơng.

+ Kiểm tra diện tích xây dựng, diện tích sử dụng (so với diện tích nhà trong hợp đồng đảm bảo tiền vay).

+ Kiểm tra giá trị nhà của doanh nghiệp trên cơ sở khung giá về xây dựng do UBND tỉnh, TP quy định tại các thời diểm (so vơí giá trị nhà trong hợp đồng đảm bảo tiền vay).

Cần chú ý đến giá cả thị trường tại thời điểm đánh giá tài sản thế chấp.

Nếu giá cả thị trường cao hơn giá quy định thì giá trị tài sản thế chấp lấy theo giá quy định, ngược lại nếu giá cả thị trường thấp hơn giá quy định thì giá trị tài sản thế chấp lấy theo giá cả thị trường. Những tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm thì khơng cho vay vượt quá giá trị được bảo hiểm và MBKH phải cĩ quyền thụ hưởng bảo hiểm.

- Đối với đảm bảo bằng hàng hố: cần chú ý kiểm tra chế độ quản lý kho và kiểm tra thực tế hàng hố trong kho. Việc nhập xuất hàng hố phải đảm bảo đúng nguyên tắc và chỉ được xuất hàng hố khi dược sự đồng ý của MBKH ; Việc thu tiền bán hàng phải được quản lý chặt chẽ để thu nợ. Ngồi ra cán bộ kiểm tra cần xem xét cấu trúc của kho để xác dịnh độ an tồn và khả năng bảo đảm chất lượng của hàng hố trong kho.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần quân đội chi nhánh khánh hòa (mbkh) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)