1.3.1. Các khuyến nghị của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Basel II:
- Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thơng lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
- Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: Liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đĩ, tỷ lệ vốn bắt
buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản cĩ rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: RRTD, rủi ro vận hành (hay rủi
ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với RRTD cĩ sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường cĩ sự thay đổi nhỏ, nhưng hồn tồn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.
(2) Trụ cột thứ II: Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II
cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “cơng cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro cịn lại (residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của cơng tác rà sốt giám sát: Thứ nhất, các ngân
hàng cần phải cĩ một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục
rủi ro và phải cĩ được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đĩ. Thứ hai, các
giám sát viên nên rà sốt và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả
của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao
hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để
đảm bảo mức vốn của ngân hàng khơng giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và cĩ thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải cơng khai thơng tin một cách thích
đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải cơng khai thơng tin, từ những thơng tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thơng tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các NHTM càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phịng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các nước
Trên thế giới, quản lý rủi ro nĩi chung ngày càng trở thành một phần quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp mà các cổ đơng mong đợi ở Hội đồng quản trị. Sau đây là một số thực tế quản lý RRTD ở một số nước trên thế giới:
* Quản trị RRTD bằng biện pháp trích lập dự phịng.
Trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phịng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phịng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay cĩ khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.
- Hồng Kơng: Xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng. - Hàn Quốc: Các nguyên tắc dự phịng phân lập theo loại tín dụng.
- Singapore: Dự phịng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.
- Thái Lan: Phân loại khoản vay được đưa vao luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng cĩ quyền yêu cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý..
- ColuMBKHia: Dự phịng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng.
* Quản trị RRTD bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.
- Hồng Kơng: Giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5% giá trị rịng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác khơng vượt quá 10% vốn tự cĩ Ngân hàng
- Hàn Quốc: Giới hạn cho vay cổ đơng ở mức 25% vốn tự cĩ Ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự cĩ Ngân hàng.
- Singapore: Ngân hàng khơng được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các cơng ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một cơng ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự cĩ Ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự cĩ Ngân hàng.
- Thái Lan: Giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhĩm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị rịng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.
* Quản trị RRTD bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay
Phịng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình.
Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự cĩ của Ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhĩm khách hàng vay:
- Hồng Kơng: Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự cĩ của Ngân hàng.
- Hàn Quốc: Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự cĩ của Ngân hàng và giới hạn cho vay nhĩm khách hàng ở mức 25% vốn tự cĩ của ngân hàng.
- Singapore: Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự cĩ của Ngân hàng.
- Thái Lan: Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự cĩ của Ngân hàng.
* Quản trị RRTD bằng biện pháp kiểm tra, giám sát
Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:
- Hồng Kơng: Sử dụng mơ hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.
- Hàn Quốc: Sử dụng mơ hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing)
- Singapore: Kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.
- Thái Lan: Kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Cĩ hệ thống báo cáo định kỳ.
* Quản trị RRTD bằng biện pháp quản trị hệ thống thơng tin tín dụng
Tổ chức tốt hệ thống thơng tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phịng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay:
- Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chưc và quản lý thơng tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thơng tin về các khoản tín dụng lớn.
- Thái Lan: Cục thơng tin tín dụng được quản lý bởi cơng ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thơng tin về Cục, sau đĩ Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, khơng cung cấp thơng tin thẩm định tín dụng
1.3.3. Bài học cho MBKH
Hiệp ước Basel mới đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính – ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thơng tin nhằm kiểm sốt rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cĩ thể nhận thấy rằng, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng VN đã áp dụng một
cách cứng nhắc các nguyên tắc quản trị rủi ro cũ và đã trở nên lạc hậu. Để cĩ thể kiểm sốt rủi ro và gia tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng dựa trên tinh thần của Hiệp ước Basel mới, bài học cho MBKH:
Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro hiệu quả: Thực hiện chính sách quản lý
RRTD, mơ hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD cĩ hiệu quả, trong đĩ bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD.
Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm sốt rủi ro và an tồn hoạt động tín dụng:
+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đĩ đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.
+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh tốn đối với một khách hàng và các tỷ lệ an tồn hoạt động kinh doanh.
Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tịa án.
Phân tán rủi ro trong cho vay: khơng dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc khơng tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế cĩ rủi ro cao.
Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng.
Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay. Cĩ chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phịng để đối phĩ với rủi ro. Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; Trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay; Giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhĩm khách hàng cĩ liên quan;….
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH KHÁNH HỊA (MBKH)
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Khánh Hịa 2.1.1. Các hoạt động của MBKH 2.1.1. Các hoạt động của MBKH
MBKH Khánh Hịa là một Chi nhánh trong hệ thống MB đã triển khai các hoạt
động sau:
- Hoạt động đầu tư: Gồm các hình thức đầu tư dự án, đầu tư chứng từ cĩ giá,
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, ủy thác đầu tư.
- Dịch vụ tài chính DN: Gồm các hoạt động dịch vụ tư vấn, quản lý vốn ủy
thác, dịch vụ đại lý bảo hiểm, phát triển các dự án .
- Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp: MBKH thực hiện thơng qua các
hình thức thu xếp cho vay DN, cho vay dự án, thu xếp vốn, bảo lãnh, bao thanh tốn, đồng tài trợ, ủy thác cho vay, nhận ủy thác cho vay,..
- Dịch vụ tài chính cá nhân: MBKH thực hiện các hoạt động dịch vụ tài chính
cá nhân gồm: Huy động vốn cá nhân, tín dụng cá nhân (cho vay trả gĩp đảm bảo bằng lương, cho vay thế chấp tài sản, cho vay cầm cố chứng từ cĩ giá, cho vay mua nhà trả gĩp..), mua bán kỳ hạn.
- Kinh doanh tiền tệ: Bao gồm các hoạt động KD ngoại hối, KD vốn.
2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của MBKH trong thời gian từ 2010-2012
MBKH là một trong những Chi nhánh ra đời muộn, Chi nhánh Khánh Hịa được khai trương và đi vào hoạt động ngay từ đầu quí 3/2008 với địa bàn hoạt động trải rộng khắp tỉnh Khánh Hịa. Ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, thị trường tài chính tiền tệ trong nước gặp nhiều khĩ khăn. Nền kinh tế cĩ biểu hiện suy thối, lạm phát ở mức cao. Nhà nước thực hiện chủ trương thắt chặt thị trường tiền tệ, hạn chế tăng trưởng Tín dụng, chống lạm phát. Lãi suất Ngân hàng liên tục tăng cao.
Các hoạt động đầu tư, tín dụng bị đình trệ, xuất phát từ những khĩ khăn của thị trường, MBKH thực hiện chính sách rà sốt các khoản đầu tư, tín dụng nhằm đảm bảo an tồn hoạt động đầu tư, tín dụng và bảo tồn vốn. Với con số rất nhỏ về doanh thu và lợi nhuận tuy nhiên nĩ cũng đánh dấu bước đầu sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Khánh Hịa.
Sang năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn cịn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động kinh doanh của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang trong tình trạng khĩ khăn. Kết quả kinh doanh năm 2009 của MBKH rất khiêm tốn, chuyển sang năm 2010 kết quả hoạt động kinh doanh cũng chưa cao.
Đến năm 2011, tập thể Ban lãnh đạo cùng CBNV Chi nhánh Khánh Hịa đã cĩ nhiều cố gắng trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh. Doanh thu đạt 2645 tỷ VNĐ, Lợi nhuận đạt 30,6 tỷ đồng tương đương 108% chỉ tiêu kế hoạch, đây là năm mà Chi nhánh Khánh Hịa thực sự bắt đầu khẳng định vị thế vai trị của mình trong hệ thống MB nĩi chung và trên địa bàn tỉnh nĩi riêng.
Bước vào năm 2012, số dư tín dụng của cả Chi nhánh Khánh Hịa là 3258 tỷ VNĐ. Đến giữa năm 2012, cùng với việc điều chỉnh kịp thời lãi suất cho vay từ những tháng đầu năm nên hoạt động tín dụng đã mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Chi nhánh Khánh Hịa. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh tỷ lệ doanh thu trên dư nợ và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên dư nợ đều cao.
Cĩ thể thấy qua 5 năm hoạt động, kết quả đạt được của MBKH thể hiện qua tốc độ tăng trưởng mọi chỉ tiêu của MBKH. Năm 2010 Chi nhánh Khánh Hịa đã hồn thành một số chỉ tiêu doanh thu đạt 106,7 tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt 15,8 tỷ. Đến năm 2011 và năm 2012 doanh thu và lợi nhuận tiếp tục tăng, đặc biệt là năm 2012 là năm Chi nhánh Khánh Hịa đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tốt nhất.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động MBKH giai đoạn 2010-2012
Năm STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1 Doanh thu (Tỷ đ) 106,7 336 641 2 LNTT(Tỷ đ) 15,8 30,61 126 3 Tổng dư nợ(Tỷ đ) 2065 2645 3258 4 Tỷ lệ DT/ TDN(%) 5,18 12,72 19,69 5 Tỷ lệ LNTT/ TDN(%) 0.77 1,16 1,99
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của MBKH )
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MBKH 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại MBKH
Năm 2011, mặc dù cịn nhiều khĩ khăn song kinh tế VN đã xuất hiện một số tín