Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần quân đội chi nhánh khánh hòa (mbkh) (Trang 30 - 31)

a, Bộ phận chức năng quản trị rủi ro tín dụng độc lập

Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng độc lập là điều kiện cần để thực hiện các nội dung và quy trình quản trị rủi ro như đã trình bày trên đây một cách khách quan và hiệu quả. Hơn nữa, ngồi khả năng hoạt động độc lập, bộ phận này cịn phải bao gồm những cán bộ được đào tạo cơ bản vừa cĩ chuyên mơn và kinh nghiệm về rủi ro tín dụng vừa cĩ khả năng vào việc nhận biết và xác định một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các rủi ro tín dụng cĩ thể phát sinh, xây dựng các mơ hình phân tích và đánh giá chính xác mức độ rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đĩ mới cĩ thể khuyến cáo ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại và các bộ phận chức năng khác lựa chọn và thực hiện các nghiệp vụ cũng như các biện pháp kiểm sốt phù hợp.

Ở nhiều Ngân hàng thương mại, hoạt động quản trị rủi ro đã được thiết lập song lại do chính những cán bộ tín dụng thực hiện hoặc đặt ở vị trí trực thuộc phịng tín dụng, cho nên khĩ tránh khỏi việc báo cáo khơng khách quan. Để đạt doanh số cho vay cao trong hoạt động, một số loại rủi ro tiềm ẩn cĩ thể bị xem nhẹ hoặc dễ dàng bỏ qua một cách rất chủ quan để đạt mức khốn và lương cao. Điều này cho thấy khơng thể đánh giá một Ngân hàng thương mại cĩ năng lực quản trị rủi ro tín dụng cao khi vắng thiếu bộ phận chứa năng quản trị rủi ro tín dụng độc lập. Và quan trọng hơn là năng lực, quyền hạn của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng độc lập cĩ khả năng thực hiện đúng hiệu quả chức năng quản trị rủi ro tín dụng của mình.

b, Chính sách tín dụng rõ ràng, được thể thiện một cách chính thức bằng văn bản

Những chính sách này thể hiện các tơn chỉ về tín dụng và các thơng số mà theo đĩ, rủi ro tin dụng được quản lý và kiểm sốt. Các chính sách tín dụng cần phải lập một cách rõ ràng, thống nhất với các thơng lệ thận trọng trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại và với các quy định của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động Ngân hàng thương mại. Ngồi ra, một chiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro tốt khơng chỉ dừng lại ở nội dung mà cịn khả năng thực hiện, điều cĩ nghĩa là tất cả cán bộ cơng nhân viên của Ngân hàng thương mại cần phải thấm nhuần về quan điểm và cùng chung ý chí đối với quản lý rủi ro tín dụng.

Chính sách về các tiêu chuẩn cấp tín dụng phải được tạo lập rõ ràng đảm bảo việc cấp tín dụng được minh bạch, hạn chế yếu tố chủ quan của một hay một số cá nhân. Nhìn chung việc quyết định cấp tín dụng được căn cứ trên nhiều yếu tố cĩ thể

định lượng và cả những yếu tố khơng định lượng. Tuy nhiên Ngân hàng thương mại cần tạo lập ra các tiêu chuẩn tương đối rõ ràng cĩ thể định lượng để so sánh và ra quyết định cấp tín dụng. Những trường hợp khơng thể định lượng theo tiêu chuẩn rõ ràng thì cần cĩ sự tham gia quyết định của một ban tín dụng gồm nhiều thành viên.

Chính sách về trách nhiệm đối với chất lượng tín dụng thể hiện qua cơ cấu thưởng phạt và đánh giá phù hợp. Việc ra quyết định cấp tín dụng cấp tín dụng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố con người. Vì vậy gắn trách nhiệm của nhân viên tín dụng, cấp phê duyệt với khoản vay là việc rất cần thiết trong năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

c, Khả năng thực hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng

Kiểm sốt rủi ro tín dụng để hạn chế tổn thất ở mức độ nhất định nhỏ hơn thu nhập kỳ vọng hay khả năng chịu đựng của Ngân hàng thương mại. Điều cĩ thể thấy rõ ràng là việc nhận biết và xác định, phân tích và đánh giá chính xác về phạm vi và mức độ rủi ro tín dụng của bộ phận quản trị rủi ro nĩi trên chỉ thực sự cĩ ý nghĩa khi Ngân hàng thương mại cĩ đủ khả năng tiến hành những biện pháp để quản trị và kiểm sốt rủi ro. Khả năng thực hiện các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu bao gồm:

- Hệ thống báo cáo chính xác kịp thời các rủi ro tín dụng đã và đang xảy ra.

- Khả khai thác và xử lý những khoản nợ xấu qua thị trường chứng khốn hoặc thị trường mua bán nợ để giảm thiểu tổn thất nợ xấu.

- Khả năng quản trị, điều hành, xử lý của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc; phịng quản trị rủi ro, hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, bộ phận xử lý nợ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần quân đội chi nhánh khánh hòa (mbkh) (Trang 30 - 31)