Phân tích SWOT của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 83 - 84)

MỤC TIÊU DÀI HẠN + KẾ HOẠCH SXKD HÀNG NĂMMỤC TIÊU DÀI HẠN + KẾ HOẠCH SX KD HÀNG NĂM

3.7.2.Phân tích SWOT của công ty

Các trưởng đơn vụ phân tích SWOT trong đơn vụ của mình rồi trình lên Ban Lãnh đạp. Sau đó, ban Tổng Giám đóc Công ty cùng với Đảng ủy, Công đoàn, tiến hành phân tích SWOT của công ty. Phân tích SWOT là phân tích giúp nghiên cứu đưa ra được những điểm mạnh và điểm yếu cùng với cơ hội và thách thức của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hay chuỗi giá trị của công ty

Bảng 3.18. Phân tích SWOT của chuỗi giá trị cao su tại Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weakness)

 Công ty được sự hỗ trợ lớn của nhà nước nên có nguồn vốn ổn định.

 Ngành cao su là ngành có tỷ suất lợi nhuận biên cao và có thể chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro cho người sản xuất.

 Chi phí thuê lao động thấp, nên cơ cấu chi phí giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Lao động được đào tạo và có kinh nghiệm

 Nhà nước hỗ trợ về chính sách và vốn cho những công ty mở rộng diện tích trồng cao su và xây dựng cao sở hạ tầng.

 Chất lượng sản phẩm cao su chưa đạt yêu cầu ngày càng cao dựa theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

 Quỹ đât mở rộng diện tích cao su của công ty bị hạn chế, nên công ty bắt đầu đầu tư trồng cao su tại Campuchia và Lào.

 Công nghiệp chế biến sâu chưa được chú trọng tại công ty, nên giá trị sản phẩm cao su thấp

 Sản lượng cao su tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn chủ yếu là vườn cao su đang trong giai đoạn phát triển.

82

 Công ty được ưu đãi về thuế, lãi vay. Công ty vừa là doanh nghiệp xuất khẩu vừa là doanh nghiệp hoạt động tại địa phương có tình hình kinh tế xã hội khó khăn nên được sự quan tâm và khuyến khích đầu tư của nhà nước từ khi mới thành lập.

 Công ty xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc trên 70%, nên tình hình chính sách, kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cao su Việt Nam và xảy ra hiện tượng ép giá.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

 Giá cao su duy trìn ở mức cao giúp công ty có kết quả kinh doanh khả quan qua đó công ty có thể tích lũy vốn mở rộng đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Tỷ giá duy trì ở mức cao mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng.

 Giá gỗ tăng cao tạo nguồn lợi nhuận lớn khi công ty bán thanh lý cây cao su.

 Nhu cầu cao su tự nhiên ngày càng tăng trong khi một số nước đang thay đổi cây trồng khác có năng suất cao hơn thay thế cho cây cao su như cây cọ dầu.

 Cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được sử dụng cho hầu hết các sản phẩm cuối cùng, như lốp xe.

 Hiện tại lãi suất cho vay khá cao, và không có sự phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp SXKD nông nghiệp và các doanh nghiệp khác.

 Thời tiết và khí hậu có diễn biến thất thường ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cao su.

 Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng nợ ở châu Âu, tăng trưởng chậm ở Mỹ, và việc thắt chặt đồng tiền của nhiều nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc sẽ là giảm giá mua cao su, vì nhu cầu thu mua cao su cho sản xuất giảm xuống.

 Việc mở rộng diệ tích trồng ở Campuchia là một thử thách thật sự của công ty

 Việt Nam gia nhập WTO nên công ty sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhiều kinh nghiệm và nguồn vốn mạnh, công nghệ mới.

 Sự cạnh tranh không lành mạnh của một số công ty khác.

 Tìm kiếm khách hàng mới nhằm tạo uy tín, mở rộng thị trường Nguồn: Điều tra – Tổng hợp; Phỏng vấn chuyên gia, 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 83 - 84)