Kinh tế của Bình Phước có nhiều thay đổi sau 15 năm tái lập, quy mô tổng sản phẩm tăng gấp 6,57 lần so với năm mới thành lập, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân tăng 8,6 lần so với năm 1997.Cơ cấu kinh tế cũng có nhiều thay đổi dựa theo định hướng phát triển của tỉnh. Năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng là 24,13%, ngành dịch vụ 28,76%, và ngành nông lâm thủy sản 47,11%.
Tỉnh Bình Phước có tổng dân số là 873.598 người bình quân mỗi năm tăng 22.000 người, mật độ dân số đạt 127 người/km2. Dân số ở khu vực thành thị chiếm 16,5% (144.242 người), và ở khu vực nông thôn là 83,5%. Bình Phước là tỉnh nằm trong khu vực có mức độ đô thị hóa nhanh. Bên cạnh đó, Bình Phước có 41 dân tộc (kể cả người nước ngoài). Toàn tỉnh có 91,8% số người trên 15 tuổi biết đọc và viết, 66,3% dân số tốt nghiệp từ tiểu học đến trung học phổ thông.
30
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009
Hình 2.2. Cơ cấu phân bố lao động của tỉnh Bình Phước
Kinh tế - xã hội cuả tỉnh Bình Phước đang có sự dịch chuyển tích cực về lao động và cơ cấu kinh tế từ nông-lâm-thủy sản sang công nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy, số lao động hoạt động trong những vườn cao su cũng giảm xuống, và người trồng cao su phải sử dụng lao động trong gia đình. Sự chuyển dịch xảy ra tích cực bởi vì nhiều công ty xây dựng ở Bình Phước, thu hút rất nhiều lao động với nguồn thu nhập ổn định hơn so với thu nhập hoạt động trong nông nghiệp.