Hiệu quả kinh tế của công ty TNHH MTV Sông Bé

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 64 - 66)

VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

3.2.2.Hiệu quả kinh tế của công ty TNHH MTV Sông Bé

Hiệu quả kinh tế được công ty đánh giá dựa vào mối quan hệ giữa các khoảng doanh thu hàng năm và phần chi phí đã bỏ ra trong quá trình đầu tư sản xuất. Nhiệm vụ của công ty chính là tăng mức doanh thu và lợi nhuận trong khi đó hạn chế các chi phí đầu tư sản xuất của mủ cao su tự nhiên.

Bảng 3.4. Lương bình quân của nhân viên công ty TNHH MTV Sông Bé

ĐVT: đồng/tháng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Lương 3.490.000 4.210.000 7.100.000 7.856.799 8.522.031 Nguồn: Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, 2012 Qua bảng 3.4 phía trên và hình 3.6 bên dưới cho thấy thu nhập bình quân của nhân viên công ty tăng đều qua các năm. Mức thu nhập của nhân viên phù hợp với sự lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế trong nước. Mức thu nhập trung bình trong năm 2010 của nhân viên trong công ty trên 8 triệu đồng/tháng.

Nguồn: Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, 2012

Hình 3.6. Lương bình quân của nhân viên công ty TNHH MTV Sông Bé Hàng năm, công ty luôn được ra các báo cáo về kết quả hoạt động của năm nhằm đánh giá mức lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của công ty. Các báo cáo thể hiện được chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, lợi nhuận ròng của công ty sau một năm hoạt động. Sau đó, công ty đưa ra những định hướng nhất định để tăng lợi nhuận vào năm tiếp theo, hoặc tăng khả năng ứng phó với sự biến động kinh tế như trong những năm gần đây.

Bảng 3.5. Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Sông Bé

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 ½ 2011

TSCĐ 42.581 115.447 36.206 53.890 85.170 99.360

TSBĐ 8.270 97.885 148.609 196.770 295.929 407.379 Nguồn: Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, 2012 Qua bảng 3.5 cho thấy chi phí đầu tư vào tài sản cố định năm 2007 nhiều nhất trong giai đoạn 2006-2010 (chi phí đầu tư 115.447 triệu đồng). Chi phí năm 2007 tăng cao do công ty thay đổi một số thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản mủ cao su tự nhiên. Bên cạnh đó, hàng năm công ty cũng chi thêm những chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa những tài sản cố định này; và chi trả việc thuê một số mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa,

64

tài sản cố đinh năm 2008 giảm là do công ty đã chuyển một bộ phận tài sản và nguồn vốn được tách ra, chính vì vậy tài sản cố định (TSCĐ) của công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé giảm xuống, chính năm 2008 lợi nhuận rồng của công ty cũng giảm xuống và đến năm mức lợi nhuận này trở lại với hơn 60 tỷ đồng/năm (bảng 3.12 bên dưới).

Bảng 3.6. Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH MTV Sông Bé

(ĐVT: tỷ đồng)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 ½ 2011

Doanh thu 173.007 198.117 249.901 211.238 277.445 507.471 Lợi nhuận trước thuế 32.588 52.427 73.927 45.775 68.880 195.385 Lợi nhuận sau thuế 23.463 37.747 53.227 34.331 51.455 146.499 Lợi nhuận thuần 30.141 51.479 67.974 39.559 62.618 193.798

Nguồn: Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, 2012 Qua số liệu của công ty cung cấp trong bảng 3.6 ta thấy doanh thu năm 2008 cao hơn năm 2009, và lợi nhuận thuần cũng cao hơn năm 2009. Doanh thu năm 2008 cao là do giá cao su trên thị trường trong nước và xuất khẩu tăng cao khoảng 28.000-35.000 đồng/lít bởi vì nguồn cung cao su trong năm này của những nước xuất khẩu chính giảm xuống. Nhưng lợi nhuận của công ty trong năm 2008 không cao là do công ty đầu tư nâng cấp và bảo dưỡng các thiết bị sản xuất mủ cao su cũng như hệ thống xử lý nước thải. Trong 6 tháng đầu năm 2011, giá doanh thu của công ty đạt 507.471tỷ đồng tăng gần gấp hai lần so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 64 - 66)