KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 88 - 93)

1. Kết luận

Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay. Vì vậy trong giai đoạn tới khi nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp thì ngành cao su cũng cần phải phát triển xứng tầm trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Yêu cầu đó đặt ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết điểm của kinh tế quốc doanh nói chung và kinh tế hộ nói riêng (với sản xuất mủ cao su).

Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì những tác động từ biến động của thị trường thế giới đến kinh tế chúng ta ngày càng sâu sắc. Ngành cao su Việt Nam cũng sẽ nằm trong hoàn cảnh này. Nhất là 90% sản phẩm cao su được sử dụng để xuất khẩu, nên tác động từ bên ngoài đối với ngành cao su sẽ rõ ràng hơn những ngành khác. Tham gia WTO, ngành cao su Việt Nam gặp phải những thách thức nhưng đồng thời cũng nhận được những cơ hội. Do đó, ngành cần tận dụng những lợi thế so sánh của mình để có thể nâng cao giá trị xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé được hình thành và phát triển dưới sự hỗ trợ về vốn và chính sách của nhà nước, do đó, công ty có một nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn điều lệ khi thành lập công ty là 129 tỷ đồng; công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: SXKD nông lâm kết hợp; xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh khu công nghiệp, dân cư; trồng và bảo vệ rừng, SXKD mủ cao su tự nhiện; v.v. Nhưng hầu hết doanh thu hiện tại của công ty từ việc trồng, sản xuất, và chế biến mủ cao su tự nhiên. Trong 3 năm 2009-2010 và nữa quý I, II năm 2011; doanh thu của công ty đạt lần lượt là 211 tỷ đồng, 277 tỷ

đồng, 505 tỷ đồng; và nộp cho ngân sách nhà nước là 24 tỷ đồng, 21 tỷ đồng và 13 tỷ đồng.

Hiện tại công ty TNHH MTV Cao su Sông bé đang là một trong ba công ty hàng đầu trong lĩnh vực khai thác và chế biến mủ cao su của tỉnh Bình Phước. Từ khi được thành lập đến nay công ty không ngừng phát triển chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với năng lực quản lý của công ty. Năm 2011, công ty có 1.854,89 ha được khai thác, một nhà máy chế biến cao su hoạt động với công suất 6.000 tấn/năm; ngoài ra công ty vẫn luôn duy trì việc mở rộng diện tích trồng cao su ở Bình Phước và Campuchia. Bên cạnh đó, công ty còn chú trọng quản lý nguồn nhân lực với 958 lao động trong đó 47 đại học, 5 cao đăng, 49 trung cấp, 4 sơ cấp để phát triển chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả SXKD trong tương lai. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO/IEC 17025, với công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến. Quy trình sản xuất được thực hiện đồng bộ trong tất cả các thành phần của công ty từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, và các bên tham gia quản lý.

Hệ thống chuỗi cung ứng của công ty đang họat động có hiệu quả khi liên kết được cung và cầu của đầu ra – đầu vào sản phẩm mủ cao su. Công ty đang mở rộng liên kết trực tiếp với nông dân trong vùng nhằm tiết kiệm các chi phí trong quá trình thu mua mủ cao su. Nhưng hầu hết nông dân mà công ty liên kết chủ yếu mang tính thời vụ và chưa có một hợp đồng để ràng buộc theo quy định pháp luật nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng các kênh phân phối cho đầu ra của sản phẩm được công ty chú trọng bằng việc thực hiệ phân khúc thị trường theo từng khu vực: nhóm khách hàng xuất khẩu, trong đó Trung Quốc là khách hàng quan trọng nhất của công ty (số lượng mua trên 100 tấn, và nguồn hàng cần phải cung cấp nhanh); nhóm khách hàng trong nước, chủ yếu là các khách hàng nhỏ thu mua 50-100 tấn.

Số lượng mủ cao su chủ yếu bán tại thị trường Trung Quốc, nên thị trường này có thể chi phối tình hình sản xuất của công ty; chính vì vậy công ty cần chủ động mở rộng các thị trường khác để tránh gặp rủi ro tài chính.

88

Đa số lượng mủ thu mua của công ty được mua từ các thương lái hay người thu gom trong vùng, do đó, để giảm chi phí mua mủ cao su công ty cần phải ký kết các hợp đồng để mua bán trực tiếp với nông dân. Từ đó, công ty và nông dân sẽ có sự hỗ trợ và tương tác lẫn nhau.

Thị trường mua bán của công ty chưa thực sụ thống nhất, chính vì vậy công ty cần đưa ra các kế hoạch định hướng nhất định để có thể giảm được sự phân tán trong việc mua và bán sản phẩm mủ cao su tự nhiên.

Tăng cường các liên kết trong và ngoài công ty, để có thể hỗ trợ và phát triển công ty. Các liên kết không chỉ có chiều rộng mà còn phải tập trung vào chiều sau để tạo sự bền vững trong các liên kết.

Sản lượng mủ cao su thu hoạch tại nông trường của công ty qua các năm vẫn chưa ổn định, vì vậy, công ty cần phải kiểm soát tốt số lượng cây cao su trong độ tuổi thụ hoạch, nhằm ổn định nguồn cung mủ cao su.

2. Kiến nghị

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cao su là hướng phấn đấu cả hiện tại và tương lai. Muốn đạt được điều này thì Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT cần:

• Hoàn thiện hệ thống pháp luận liên quan đến ngành cao su; ổn định tổ chức của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;

• Xây dựng chính sách thúc đẩy đầu tư các ngành công nghệ mũi nhọn sử dụng sản phẩm cao su;

• Khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư bằng cách xã hội hóa lĩnh vực trồng cao su, huy động nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế; khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến mủ cao su;

• Đầu tư vào công tác dự báo cung cầu cao su trong nước.

Với địa phương

• Cần có các chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương đầu tư công nghệ nâng cao giá trị gia tăng của

sản phẩm cao su; khuyến cáo các đơn vị sản xuất, trồng cao su, nhất là các nông hộ nhỏ trồng ca su dạng tiểu điền không phát triển tự phát (trồng) cây cao su mà nên theo qui hoạch vùng sản xuất của địa phương

Với công ty TNHH MTV cao su Sông Bé

 Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su, tránh việc tập trung vào một thị trường, như vậy công ty sẽ gặp khó khăn khi thị trường đó ngừng nhập khẩu cao su, hay giảm lượng nhập khẩu.

 Hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến, thay đổi công nghệ, khuyến khích nông hộ thay giống cây mới, để tăng năng suất và sản lượng nâng cao thu nhập và lợi nhuận.

 Công ty cần tăng cường hợp tác sản xuất kinh doanh với nông dân và các doanh nghiệp khác nhau trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng như các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 Cần bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ cho lao động của công ty đặc biệt là những công nhân có tay nghề, nhằm giảm tình trạng nghỉ của công nhân trong công ty. Do đó, công ty sẽ giảm được thời gian đào tào lại các công nhân mới, tiết kiệm được một phần chi phí quan trọng cho công ty.

 Các dự án trồng mới cây cao su của công ty cần được bổ sung thêm các quy trình cũng như các quy tắc trồng cao su theo tiêu chuẩn VietGap hay Gobal Gap; để tăng cường chất lượng và uy tín cho mủ cao su xuất khẩu của công ty.

 Công ty đầu tư công nghệ tiên tiến cho việc sản xuất và xử lý nước thải, chính vì vậy, công ty cần chú trọng mở rộng các hợp đồng kinh doanh, để các thiết bị đầu tư hoạt động tối đa, nâng cao năng suất là số lượng mủ cao su bán ra thị trường.

 Công ty cần ký kết các hợp đồng có thời hạn dài với nông dân tiểu điền sản xuất cao su trong tỉnh.

90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với các doanh nghiệp và hộ nông dân

• Cần đa dang hóa hoạt động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi giá cao su xuống thấp;

• Không nên trồng/phát triển tự phát và quá nhanh diện tích cao su, cần thực hiện theo qui hoạch của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 88 - 93)