Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 77 - 78)

Quan việc đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy mức tăng trưởng qua các năm của công ty không đồng đều vì hầu hết sản phẩm của công ty

3.6.2.Thị trường xuất khẩu

Sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia như Trung QUốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Năm 2010, nhu cầu cao su của thế giới tăng 4% so với năm 2009 khoảng 10,43 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD với 760.000 tấn cao su. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam luôn đạt trên 1 tỷ USD từ sau năm 2006. Con số này tăng 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn trong những năm tiếp theo. Như vậy, nhu cầu về cao su trên thế giới ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu hướng giảm do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp dần diện tích và sản lượng cao su bằng các chính sách thay thế cây trồng khác có mang lại nhiều thu nhập hơn và do điều kiện khí hậu không thuận lợi. Đây chính là cơ hội giúp cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định được thị trường của mình.

76

Nguồn: Tổng cục hải quan, 2010

Hình 3.12. Một số thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam Năm 2011 xuất khẩu cao su đạt 816.500 tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 4,4% về sản lượng và 35,4% về giá trị so với năm 2010. Do đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, chỉ sau gạo. Theo dự đoán của Hiệp hội cao su Việt Nam, mức giá trị xuất khẩu cao su có thể đạt 3,7 tỷ USD nếu giá xuất khẩu cao su không giảm mạnh vào những tháng cuối năm 2011. Theo thống kê của tổng cục Hải quan, năm 2011 Việt Nam xuất khẩu cao su sang 25 thị trường trên thế giới. Trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Đức,v.v. là những thị trường nhập khẩu cao su chính của Việt Nam trong năm; Trung Quốc chiếm 61,4% thị phần nhập khẩu với sản lượng là 501.500 tấn và kim ngạch đạt 1,9 tỷ USD (Phục lục 3).

Như vậy, trong năm 2011 Việt Nam vẫn xếp thứ 5 thế giới về sản lượng cao su và thứ 4 về xuất khẩu cao su, với thị phần khoảng 10% trên thế giới. Và kim ngạch xuất khẩu cao su chưa thu được đúng như sản lượng cao su xuất khẩu, do đó Việt Nam cần đầu tư phát triển công nghệ chế biến và bảo quản cao su tự nhiên sau khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 77 - 78)