Quan việc đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy mức tăng trưởng qua các năm của công ty không đồng đều vì hầu hết sản phẩm của công ty
3.6.1. Thị trường trong nước
Tiêu thụ cao su thiên nhiên thị trường nội địa Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp, chỉ khoảng 10 – 12% tổng sản lượng (50.000 – 60.000 tấn/năm). Sản phẩm chủ yếu là xăm lốp cho các xe hạng nặng, moto và xe đạp. Trong năm 2005, sản lượng lốp xe sản xuất ở Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu lốp xe hơi và xe tải.
Bảng 3.15. Khối lượng sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010
Nội dung Lốp xe hơi Lốp xe tải Lốp xe moto Lốp xe đạp
Sản lượng 50 1.260 10.000 17.980
Xuất khẩu 62 53 833 5.114
Nhập khẩu 319 270 139 1.446
Tiêu thụ và tồn kho 307 1.477 9.306 1.412
Nguồn: Casumina, DRC, SRC – Hiệp hội cao su tổng hợp, 2011 Với dân số khoảng 88 triệu người, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ trên 6%/năm, mức sống người dân ngày càng được nâng cao, trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tại thị trường nội địa ngày càng tăng nhanh. Dự báo trong 10 năm tới nhu cầu tiêu thụ vỏ ruột xe tại nội địa sẽ lên tới 5 triệu bộ/năm. Trong khi đó, cả nước hiện nay chỉ sản xuất trên dưới 1 – 2 triệu bộ/năm, còn lại phải nhập khẩu.
Hiện nay, ba công ty lớn của Vinahem (tổng công ty hóa chất Việt Nam) là Casumina (công ty cổ phần cao su miền Nam), DRC (công ty cổ phần cao su Đà Nẵng) và SRC (công ty cao su Sao Vàng) đã tăng cường đầu
tư vốn và hợp tác với các công ty nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất lốp xe.
Các dự án đầu tư nước ngoài khác cũng góp phần phát triển ngành sản xuất lốp xe tại Đài Loan như Yokohama và Inoue (Nhật Bản), Kenda, Goodtime và Shinfa (Đài Loan), Veloce và Cancel (Thái Lan). Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) đang vận hành nhà máy lốp xe tại Việt Nam với công suất 3,1 triệu lốp/năm. Yokohama cũng tăng năng suất sản xuất losp xe chéo cho moto và xe tải nhẹ Việt Nam lên 2,5 lần.
Ngoài ra, ngành sản xuất đồ gỗ nói chung và đồ gỗ từ nguyên liệu cao su Việt Nam đang phát triển mạnh. Năm 2010, bên cạnh nguồn cao su thanh lý trong nước cung cấp gần 500.000 m3/năm, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu gần 300.000 m3/năm gỗ cao su sơ chế (70 triệu USD). Ngành chế biến gỗ cao su xuất khẩu thu được kim ngạch khoảng 200 triệu USD/năm, và trong năm 2011 giá trị kim ngach này tăng lên hơn 30%.