Dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ caosu tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 78 - 81)

Quan việc đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy mức tăng trưởng qua các năm của công ty không đồng đều vì hầu hết sản phẩm của công ty

3.6.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ caosu tự nhiên

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Cao su, nhu cầu cao su trên thế giới năm 2012 khoảng 27,2 triệu tấn, tăng 5,84% so với năm 2011. Nhưng do nhu cầu sử dụng cao su tổng hợp tăng nhanh, và sản lượng cao su tự nhiên ở nhiều

nước trên thế giới trong năm 2012 được dự báo sẽ ở trong tình trạng cung vượt cầu. Vì vậy, các chuyên gia tại Việt Nam cũng như quốc tế dự báo giảm vào những tháng đầu năm 2012 và tăng nhẹ trở lại vào cuối năm 2012. Giá cao su xuât khẩu chỉ còn khoảng 3.300 USD/tấn, và dự báo giá sẽ xuống dưới mức 3.000 USD/tấn vào những tháng gần cuối năm 2012.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển cao su tự nhiên. Trong nhiều năm qua, giá cao su tự nhiên luôn bị điều tiết bở cung cầu chứ không chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung. Nhu cầu từ ngành công nghiệp sản xuất lốp xe là yếu tố chính tác động đến thị trường cao su thế giới.

Bảng 3.16. Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2030

(ĐVT: 1.000 tấn)

STT Nội dung Năm Tốc độ tăng bình

quân năm (%) 2010 2020 2030 2011-

2020

2021-2030 2030

A Nhu cầu cao su

1 Sản xuất lốp xe 12.688 15.838 19.032 2,24 1,85

2 Sản xuất SP khác 10.973 12.835 14.716 1,58 1,38

B Tổng cộng 23.661 28.672 23.748 1,94 1,64

1 Cao su tự nhiên 9.528 11.681 13.893 2,06 1,75

2 Cao su nhân tạo 14.133 16.992 19.855 1,86 1,57

Nguồn: LMC International and Pro Forest Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới từ nay đến năm 2030 được nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu và dự đoán sẽ tăng liên tục theo tốc độ phát triển của nên kinh tế. Hơn 50% sản lượng cao su thiên nhiên được dùng trong ngành sản xuất lốp xe. Trong nhiều năm qua, số lượng xe ô tô các loại tăng nhanh chóng: năm 1950 số lượng xe được sử dụng khoảng 50 triệu chiếc, năm 2000 là 850 triệu chiếc, và đến năm 2010 là trên 1 tỷ

78

chiếc. Và nhu cầu sử dụng xe sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazin, Ấn Độ.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình chính trị tại khu vực và các nước cung cấp dầu mỏ thiếu ổn định, tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, giá dầu mỏ tăng cao, lên xuống thất thường, nguyên liệu sản xuất cao su nhân tạo rất khó khăn đẩy như cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tăng nhanh. Chính vì vậy, tổ chức nghiên cứu cao su Quốc Tế (IRSG) và công ty LMC International Ltd London đã tổ chức tập trung nghiên cứu, phân tích và dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến năm 2030.

Bảng 3.17. Dự báo sản lượng cao su tự nhiên thế giới (ĐVT: 1.000 tấn)

(GĐ I: Giai đoạn I: 2011-2020; GĐ II: Giai đoạn II: 2021-2030)

STT Nội dung Năm

Tốc độ tăng bình quân năm (%) 2010 2020 2030 GĐ I GĐ II A Quốc gia SX lớn 8.400 10.230 11.834 1,99 1,47 1 Thái Lan 3.055 3.618 3.804 1,71 0,50 2 Indonesia 2.097 2.306 2.513 0,95 0,86 3 Malaysia 869 866 902 -0,03 0,41 4 Ấn Độ 822 929 1.005 1,23 0,79 5 Trung Quốc 654 1.001 1.285 4,35 2,53 6 Việt Nam 800 1.027 1.442 2,53 3,45 7 Lào 9 269 555 40,46 7,51 8 Myanmar 94 214 328 8,57 4,36 B Thế giới 9.298 11.534 13.592 2,18 1,66 1 Châu Á 8.556 10.633 12.487 2,20 1,62 2 Châu Phi 477 576 720 1,90 2,26 3 Mỹ Latinh 265 325 385 2,06 1,71 Nguồn: IRSG, 2010 Qua bảng 3.21 và bảng 3.22 ta thấy nhu cầu cao su tự nhiên đến năm

2030 khoảng 13,9 triệu tấn, nhưng trong khi đó sản xuất được dự đoán chỉ đạt khoảng 13,6 triệu tấn; do đó thị trường sẽ thiếu khoảng 0,3 triệu tấn cao su tự nhiên vào năm 2030.

Mặc dù Việt Nam là nước có lợi thế về việc sản xuất kinh doanh cao su tự nhiên, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với nông dân và nông nghiệp sản xuất trong ngành như: biến động giá, diễn biến thời tiết thất thường, không kiểm soát được lượng cung cầu cao su của các nước khác. Chính vì vậy, nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất, các doanh nghiệp trong nước cần phải theo dõi thường xuyên diễn biến giá thị trường cao su trong nước và trên thế giới; và đưa ra được những kế hoạch phát triển diện tích cao su.

3.7. Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và pháttriển chuỗi giá trị cao su của công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w