Đánh giá thực trạng của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị caosu Bình Phước

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 35 - 49)

2.1.2.Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh cây caosu tại Bình Phước trong những năm qua

2.2.1.Đánh giá thực trạng của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị caosu Bình Phước

2.2.1. Đánh giá thực trạng của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị cao suBình Phước Bình Phước

2.2.1.1. Đầu vào

Đầu vào cho một quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng cần những yếu tố cơ bản là đất, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Đại lý cung cấp vật tư - đầuvào Đại lý cung cấp vật tư - đầu vào Nông dân Doanh nghiệp Nông dân Doanh nghiệp Thương lái Thương lái Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp mua bán Doanh nghiệp mua bán Tiêu dùng Xuất khẩu Tiêu dùng Xuất khẩu Đầu vào

Đầu vào Sản xuất Sản xuất Trung gian cấp 1 Trung gian cấp 1 Trung gian cấp 2 Trung gian cấp 2 Tiêu Tiêu dùng dùng Cây giống Phân bón Thuốc BVTV Đất Lao động Làm đất Trồng Chăn sóc Thu hoạch Thu gom Vận chuyển Bảo quản Phân phối Làm sạch Chế biến Đóng gói Bảo quản Phân phối Người bán sỉ / lẻ Trong nước Xuất khẩu

34

(BVTV), lao động. Sự đảm bảo chất lượng và số lượng các yếu tố đầu vào giúp cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đầu vào đầu tiên nghiên cứu đưa ra chính là đất. Khác với các cây trồng nông nghiệp ngắn ngày như hoa, rau; cây công nghiệp mà cụ thể là cây cao su cần một diện tích gieo trồng lớn và ổn định. Chính vì vậy, mà nông dân trồng cao su thường chọn những vùng đất xa, nơi có thể mở rộng diện tích trồng. Còn đối với doanh nghiệp, diện tích gieo trồng khá lớn, cho nên diện tích đất sản xuất cao su chủ yếu là thuê của Nhà nước, và của một số hộ dân có đất rộng (trên 10 ha). Năm 2010, diện tích trồng cao su của tỉnh đạt 164.179 ha, chiếm 23,89% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (687.154 ha), chiếm 40,76% diện tích đất nông nghiệp, và chiếm khoảng 47,8% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm.

Nguồn: Niên giám thống kê, 2010

Hình 2.4. Tỷ lệ diện tích cao su thu hoach và chưa được thu hoạch tại Bình Phước năm 2010

Nguồn giống được nông dân mua từ ba nguồn chính: Thứ nhất, trung tâm nghiên cứu. Thứ hai, doanh nghiệp. Thứ ba, một số cơ sở sản xuất giống tự phát. Nguồn giống từ các trung tâm nghiên cứu được đảm bảo chất lượng , nhưng nguồn giống không phong phú, do các trung tâm này không được đầu tư vốn và kỹ thuật để tập trung nghiên cứu sản xuất giống cây cao su. Do đó, nông dân trồng cao su tại Bình Phước lựa chọn mua giống ở các doanh nghiệp trong vùng, hay một số nông dân mua của các cơ sở tự phát để giảm chi phí đầu tư.

Các nhà cung cấp vật tư hầu hết là các đại lý bán sỉ/lẻ phân bón và thuốc BVTV. Họ bán phân bón, thuốc BVTV, và vật tư nông nghiệp cho nông dân và lấy tiền mặt. Trong một số trường hợp, người nông dân được trả chậm sau khi thu hoạch. Nông dân thường nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của những người cung cấp như loại phân bón hay thuốc BVTV được sử dụng trong từng giai đoạn của cây cao su. Tuy nhiên, sự hướng dẫn của những nhà cung cấp này không đạt được hiệu quả cao, và có thể gây ra những thiệt hại lớn đối với nông dân. Bên cạnh đó, giá của các vật tư đầu vào tăng nhanh trong 3 năm gần đây (2008-2011), và chất lượng của những đầu vào này đang giảm do sự kiểm soát không chặt chẽ của của các cơ quan chức năng. Năm 2011 do giá cả hàng hóa tăng mạnh nên chi phí nguyên liệu đầu vào như lao động, phân bón,… tăng đẩy chi phí sản xuất tăng lên khoảng 1.489 USD.

Số lượng lao động mà nông dân thuê tập trung vào mùa thu mủ cao su. Đối với những nông dân có diên tích nhỏ, họ luôn sử dụng lao động nhà nhằm tiết kiệm chi phí. Còn đối với nông dân có diện tích lớn hay các doanh nghiệp, họ thuê nhiều lao động vào thời gian thu hoạch mủ, cũng như chăm sóc vườn cao su trong suốt thời gian sau khi thu hoạch xong mủ cao su. Chi phí lao động chiếm 60% giá thành của các doanh nghiệp sản xuất cao su.

2.2.1.2. Sản xuất (nông dân và doanh nghiệp)

Cao su được khai thác trong một thời gian khoảng 9 tháng mỗi năm. Sau khi cạo mủ khoảng 8 giờ cao su lỏng cô đặc lại. Nông dân thường pha một số chất khác như kali, nước để giữa mủ cao su ở trạng thái lỏng trước khi bán cho người thu gom, hoặc thương lái. Tỷ lệ pha giữa cao su vào các chất khác thông thường dao động trong khoảng là 10:6 đến 10:5. Tuy nhiên, có một số hộ nông dân có thể tăng tỷ lệ các chất khác làm cho chất lượng mủ giảm. Việc sản xuất cao su của nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của thế hệ trước, và kinh nghiệm của chính họ xây dựng nên. Việc sản xuất và thu hoạch cây cao su vẫn thủ công, cách thức bảo quản sau khi thu hoạch chưa được đảm bảo nên hầu hết sản phẩm cao su được nông dân bán trực tiếp cho thương lái thay vì bán trực tiếp cho nhà máy chế biến hay doanh nghiệp để thu được lợi nhuận cao hơn. Mặc khác, doanh nghiệp là những

36

nơi có cơ sở vật chất đầy đủ nên việc bảo quả cao su sau khi thu hoạch tốt hơn nông dân, do đó họ có thể trữ được cao su, lựa chọn được giá bán.

Bảng 2.1. Tổng hợp sản lượng mủ cao su phân theo địa phương

STT Huyện, thị Năm Tốc độ tăng

bình quân (%) 2000 2010 1 Đồng Xoài 1.678 6.784 14,99 2 Đồng Phú 8.847 18.928 7,90 3 Phước Long 19.508 2.772 5,02 4 Bù Gia Mập 40.802 5 Lộc Ninh 8.690 23.138 10,29 6 Bù Đốp 802 8.917 27,23 7 Bù Đăng 3.735 8.338 8,36 8 Bình Long 16.365 6.576 4,78 9 Hớn Quản 36.003 10 Chơn Thành 7.375 39.579 18,30 Tổng 67.000 191.837 11,09

Nguồn, Niêm Giám Thống kê tỉnh Bình Phước, 2010 Trong 3 năm gần đây (2008-2011) số lượng nông dân trồng cao su tăng nhanh do giá cao su liên tục tăng và năm 2010 giá cao su đạt 38.000-45.000 đồng/lít. Nhưng hiện tại chỉ có khoảng một nữa trên tổng diện tích đang được thu hoạch. Trong đó, nhiều nông dân thường khai thác cao su non (trước 1-2 năm so với tiêu chuẩn kỷ thuật), nhằm bán được giá cao điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng thu hoạch trong tương lai.Việc khai thác sớm và quá mức sẽ gây tổn hại đến sự tăng trưởng thể chất của vỏ cây cao su, do đó giảm đáng kể tuổi thọ của cây, cây chỉ có thể sản xuất từ 10 năm đến dưới 15 năm. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp và thương lái cũng đầu từ vào việc trồng – sản xuất cây cao su, vấn đề này đã đẩy sự cạnh tranh gây gắt hơn về giá của mủ cao su. Chính sự gia tăng về diện tích trồng cây cao su không theo định hướng sẽ đẩy lợi nhuận của nhóm trồng cao su quy mô lớn giảm xuống, và đặc biệt nhóm hộ nông dân trồng cao su theo quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nguồn: VHLSS, 2010

Hình 2.5. Cơ cấu chi phí của các hộ trồng cao su Bình Phước

Qua hình 2.5 ta thấy, nông dân hay doanh nghiệp sản xuất cao su chịu nhiều chi phí khác nhau, trong đó chi phí thuê và thầu đất chiếm tỷ lệ cao nhất 43%, sau đó đến chi phí thuê lao động chiếm 12%.

2.2.1.3. Trung gian cấp 1 (thương lái)

Trung gian luôn là khâu khó xác định trong một chuỗi giá trị nông nghiệp. Những thành phần trong khâu thay đổi liên tục do tính chất rủi ro của ngành. Trung gian luôn là khâu liên kết giữa cung và cầu, giúp lượng hàng hóa trong thị trường được cân bằng. Số lượng trung gian hoạt động trong khâu càng nhiều thì sự canh tranh càng cao, điều này đẩy giá mua hàng hóa nông sản của nông dân tăng liên tục và giá bán giảm xuống. Như vậy sự chênh lệch giá trên thị trường trong toàn bộ chuỗi sẽ giảm xuống. Mặc khác, nếu có quá nhiều cấp trung gian sẽ đẩy giá mua hàng hóa từ người sản xuất giảm xuống và giá bán của nông sản tăng lên. Chính vì vậy, cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước cần phải kiểm soát chặt chẽ thành phần, và các cấp trung gian trong chuỗi giá trị cao su nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất khi xây dựng và phát triển chuỗi.

38

Trung gian cấp một trong chuỗi giá trị cao su Bình Phước (hình 3.1) chính là các thương lái. Nhiệm vụ của các thương lái trong chuỗi giá trị này chính là việc thu gom hay đại lý thu mua cao su từ các hộ nông dân và bán cho những thương lái khác, nhà máy chế biến, hay các doanh nghiệp trong và ngoài vùng. Mạng lưới thương lái tại Bình Phước bắt đầu xuất hiện từ năm 1986 và phát triển mạnh từ sau năm 2000; và sự phát triển của ngành cao su cũng có một phần đóng góp quan trọng của những thương lái này. Theo thống kê sơ bộ tại tỉnh Bình Phước hiện có khoảng 80 thương lái đảm nhận trách nhiệm thu mua mủ cao su, trong đó nhiều nhất là tại huyện Bù Gia Mập và Hớn Quản. Thương lái am hiểu địa bàn, nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh, đặc biệt thương lái đã thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ nông dân và trang trại trồng cao su với những cơ sở chế biến cao su. Mạng lưới thương lái hay người thu gom cao su đã hoạt động hài hòa cùng với sự phát triển mở rộng của các mô hình cao su quy mô nhỏ. Trung bình có hai thương lái chính trong ba xã, chỉ có một vài khu vực có mật độ thương lái hoạt động nhiều hơn. Do đó không có sự cạnh tranh gay gắt khi thu gom mủ cao su trong tỉnh. Tuy nhiên, một số thương lái trong tỉnh hoạt động có tính thời vụ, quy mô nhỏ, năng lực và trình độ thấp, ít vốn hoạt động, thiếu tính chuyên nghiệp, ít am hiểu về thị trường, gian lận thương mại nên đã làm ảnh hưởng một phần đến mạng lưới thương lái của Bình Phước.

2.2.1.4. Trung gian cấp 2 (doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp kinh doanh)

Trung gian cấp hai được phân tích trong chuỗi giá trị cao su Bình Phước chính là các doanh nghiệp chế biến và các doanh nghiệp kinh doanh.

Số lượng cơ sở chế biến cao su theo đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước tăng mạnh và khá ổn định, trong giai đoạn 2000-2010 tốc độ tăng bình quân đạt 12,79%. trong đó huyện Lộc Ninh có số lượng tăng cao nhất, năm 2000 toàn huyện chỉ có 1 cơ sở thì đến năm 2010 toàn huyện đã có 6 cơ sở chế biến mủ cao su. Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Phước, đến năm 2011 tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao su, nhưng công nghệ chế biến mủ cao su tự nhiên của các doanh nghiệp vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: công nghệ chế biến chế biến mủ cao su (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ yếu ở mức sơ chế; một số doanh nghiệp nhỏ sản xuất lạc hậu chưa đồng bộ gây ô nhiễm môi trường; công suất chế biến mủ cao su của 30 doanh nghiệp trong tỉnh khoảng 223.400 tấn.

Bảng 2.2. Số lượng cơ sở chế biến cao su phân theo huyện

STT Huyện Năm 2000 Năm 2010

1 Đồng Xoài 2 Đồng Phú 1 4 3 Phước Long 2 2 4 Bù Gia Mập 5 5 Lộc Ninh 1 6 6 Bù Đốp 1 7 Bù Đăng 8 Bình Long 2 9 Hơn Quản 4 10 Chơn Thành 3 8 Tổng 9 30

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, 2011 Qua bảng 2.2 ta thấy, huyện Chơn Thành là khu vực có nhiều cơ sở chế biến mỏ cao su nhất trong tỉnh. Bên cạnh đó, một sô huyện, thị của Bình Phước không có cơ sở chế biến mủ cao su. Và số cơ sở chế biên tăng nhanh trong giai đoạn 2000- 2010 từ 9 cơ sở năm 2000 lên đến 30 cơ sở năm 2010, trong tương lai các cơ sở này sẽ tiếp tục tăng khi mà thị trường xuất khẩu cao su đang được mở rộng.

Hiện này, ngành chế biến mủ cao su của Việt Nam nói chung và của Bình Phước nói riêng chủ yếu là chế biến các sản phẩm thô. Toàn tỉnh Bình Phước chỉ có 3 cơ sở chế biến sâu: Công ty TNHH SX-TM-DV Nam Cường sản xuất găng tay cao su xuất khẩu; Công ty TNHH KJ Glove (Hàn Quốc, khu công nghiệp (KCN) Đồng Xoài sản xuất găng tay bảo hộ lao động; Công ty cổ phần kỹ thuật Cao su Đồng Phú sản xuất các sản phẩm nệm cao su.

Bảng 2.3. Sản lượng cao su chế biến phân theo huyện (ĐVT: Tấn)

STT Huyện Năm 2000 Năm 2010

1 Đồng Xoài

2 Đồng Phú 18.350 75.000

3 Phước Long 21.853 3.000

40 5 Lộc Ninh 8.500 28.000 6 Bù Đốp 5.000 7 Bù Đăng 8 Bình Long 14.000 9 Hớn Quản 37.600 10 Chơn Thành 5.200 32.000 Tổng 67.903 223.400

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, 2011 Qua bảng 2.3 cho thấy sản lượng cao su chế biến nhiều nhất ở Đồng Phú 75.000 tấn, nhưng hầu hết các sản phẩm này là cao su thô. Mặc dù Chơn Thành có số cơ sở chế biến cao su nhiều nhất (hình 3.2) nhưng sản lượng cao su được chế biến năm 2010 là 32.000 tấn.

Trong những năm qua, mặc dù ngành công nghiệp sản xuất chế biến kinh doanh cao su tăng nhanh với tổng kim ngạch xuất trên 1 tỷ USD từ sau năm 2006, nhưng công nghệ và các thiết bị sản xuất chế biến cao su của các cơ sở chế biến hay của doanh nghiệp vẫn không thay đổi nhiều. Chính vì vậy sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu thu được không tương ứng với sản lượng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc kim ngạch xuất khẩu của nước ta thấp chính bởi vị các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm cao su thô. Phương pháp chế biến cao su phổ biến của các cơ sở chế biến hay doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước trong những năm qua:

 Sản phẩm công nghiệp chế biến cao su có thể được chia thành 2 loại là cao su khô và cao su lỏng. Cao su khô là những loại sản phẩm có dạng rắn như cao su khối, cao su tờ, cao su crepe, v.v. Cao su lỏng là những lại cao su dạng lỏng như là mủ cao su cô đặc có hàm lượng cao su khoảng 60%. Loại này được chế biến chủ yếu bằng phương pháp ly tâm nên nó có tên thường gọi là cao su ly tâm. Quá trình chế biến cao su ly tâm cũng cho ra một sản phẩm phu đó là mủ Skim có chứa khoảng 5% cao su.

 Trong chế biến cao su khối, mủ cao su nước (latex) tiếp nhận tại nhà máy sẽ được khuấy trộn đều trong một bồn chứa, rồi sau đó được pha loãng với nước sạch và để lắng trong một thời gian. Latex sau khi được pha loãng

và để lắng sẽ được chuyển sang các mương đánh đông. Tại các mương đánh đông chúng được cho axit vào (thường là axit formit hay axit acetic). Dưới tác dụng của axit, mủ cao su đông lại thành một khối tách khỏi phần dung dịch, phần dung dịch còn lại gọi là serum. Các khối cao su sau đó tiếp tục được gia công bằng 3-5 mm. Các hạt cốm sau đó tiếp tục được làm khô bằng các thiết bị sấy và cuối cùng các hạt cốm sau khi sấy sẽ được ép lại thành khối bằng các máy ép. Trong quá trình chế biến cao su tờ và cao su crepe cũng được tiến hành tương tự nhưng thay vì tạo thành hạt cốm, thì cao su sau khi đông tụ lại tạo thành những tờ mỏng 3-5 mm.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến cao su của Bình Phước đều được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Công ty cao su Đồng Phú đã được cấp giấy chứng nhận của tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ( n ă m 1 9 9 9 ) , ISO 9001:2008 (năm 2000). Sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt và ổn định, thỏa mãn được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, trong đó có những khách hàng truyền thống là các tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như: Michelin, Mitsubishi và các tập đoàn Safic Alcan, Tea Young, v.v. Với gần 86% tổng sản phẩm của Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh. Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng: tất cả các quy trình sản xuất của công ty đều được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng: tất cả các quy trình sản xuất của công ty đều

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 35 - 49)