Marketing là một loạt các dịch vụ: chuyển một sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Định nghĩa này nhấn mạnh rằng marketing là một loạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 25 - 30)

xuất đến nơi tiêu thụ. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng marketing là một loạt các hoạt động liên kết nhau. Marketing rau, hoa, quả các bao gồm: Lên kế hoạch sản xuất; trồng và thu hoạch; phân loại sản phẩm, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, phân phối và bán; gửi thông tin từ khu vực sản xuất đến thị trường, và từ thị trường đến nơi sản xuất. Tất cả những hoạt động này là các liên kết trong chuỗi sản xuất marketing. Giống như bất kỳ chuỗi hoạt động nào, chuỗi sản xuất - marketing chỉ có thể tốt khi các liên kết trong đó tốt. Các hệ thống marketing rất năng động, các hệ thống này có tính cạnh tranh, gồm nhiều sự thay đổi và cải tiến. Các nhà cung cấp có mức giá thấp hơn, hiệu quả hơn và có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng là những người có thể tồn tại và phát triển. Nhà cung cấp có chi phí cao, không thích nghi với thay đổi về nhu cầu thị trường và cung cấp sản phẩm có chất lượng kém sẽ bị loại khỏi khỏi ngành.

24

1.2.Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị và cây cao su

Thái Thanh Hà (2009) đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kom Tum bằng phướng pháp phân tích đường giới hạn (DEA) và hồi quy TOBIT REGRESSION. Nghiên cứu được thực hiện với 120 hộ gia đình sản xuất cao su thiên nhiên tại tỉnh Kom Tum (Tây Nguyên). Nghiên cứu sử dụng DEA (Data Evelopment Analaysis) để tính toán các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và chỉ số hiệu quả chi phí; và phương pháp hồi quy Tobit Regression để đánh giá mức độ ảnh hưởng cảu các nhân tố liên quan như: trình độ học vấn của chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây cao su mở miệng cạo, và hệ số kỹ thuật của lao động. Kết quả cho thấy các hộ sản xuất có quy mô lớn (trên 2 ha) đạt các chỉ số hiệu quả cao hơn các hộ có quy mô sản xuất nhỏ (dưới 2 ha). Qua nghiên cứu cho thấy, sản phẩm của cây cao su không chỉ mang lại lợi ích kinh tế và còn góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng đối với các vùng biên giới và Tây Nguyên – nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, chấm dứt tình trạng du canh du cư, cải thiện môi trường sinh thái. Nghiên cứu đưa ra được tác động của các yếu tố đầu vào đối với việc sản xuất cao su tại các hộ gia đình Kom Tum, và tương quan quy mô sản xuất cao su tại các hộ sản xuất có tương quan thuận đối với các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và chỉ số hiệu quả chi phí. Như vậy, chính phủ cần chủ trương trong việc thực hiện sản xuất cao su thiên nhiên theo quy mô lớn, có liên kết, quy hoạch tập trung.

Phân tích chuỗi giá trị tiểu ngành cao su tỉnh Quảng Bình của Nguyễn Trí Thanh (2006). Nghiên cứu này đưa ra những phân tích ban đầu về chuỗi giá trị của tiểu ngành với nội dung chính được phân tích như sau: thông tin cơ bản và tổng quan về tiểu ngành tại Việt Nam và Quảng Bình; đánh giá về mức độ tham gia của các tổ chức và định chế hỗ trợ sự phát triển, phân tích chuỗi giá trị tiển ngành tại Quảng Bình; một số kiến nghị ban đầu thúc đẩy phát triển ngành. Mục tiêu của tiểu ngành cao su chính là việc hỗ trợ phát triển của cao su tiêu điền,năm 1999 diện tích của cao su tiểu điền chỉ chiếm 27,2% nhưng đến năm 2004 37,4%. Một trong những nguyên nhân làm tăng diện tích cao su tiểu điền chính là các chính sách hỗ trợ của

chính phủ và giá cao su liên tục tăng, thiếu đất cho việc phát triển những đồn điền cao su quy mô lớn. Nhưng trong năm 2005, cao su của Việt Nam nói chung xảy ra một nghịch lý là giá xuất khẩu trung bình là 1.371 USD/tấn, trong khi đó giá nhập khẩu trung bình là 1.522 USD/tấn, chênh lệch 151 USD/tấn, dẫn đến khoảng lãng phí là 21,14 triệu USD (140.000 * 151). Nguyên nhân chính là do nhà xuất khẩu trong nước không bán mủ cao su chế biến cho các doanh nghiệp trong nước vì đơn hàng nhỏ lẻ nhưng lại yêu cầu cao về chất lượng, thuế VAT xuất khẩu là 0% trong khi tiêu thụ trong nước chịu thuế 5%. Do đó, mục tiêu chiến lược đưa ra trong nghiên cứu chính là sự phát triển chuỗi giá trị cao su ở Quảng Bình nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Dựa vào mục tiêu đó, nghiên cứu đã đưa ra nhiêu giải pháp khác nhau để phát triển tiểu ngành như, lựa chọn nguồn giống phù hợp với môi trường, nâng cao năng lực khai thác thông tin, tiếp thị, khai thác thị trường, xây dựng kế hoạch. kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy săn lốp, thiết kết sản phẩm gỗ cao su, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

GTZ (2006) phân tích chuỗi giá trị bơ Đăk Lak. Nghiên cứu đã chỉ ra được quá trình hình thành và hoạt động của chuỗi giá trị bơ tại Đăk Lak, và phân tích những thành phần, cũng như khâu tham gia vào chuỗi. Nghiên cứu cho thấy diện tích đất sử dụng để trồng bơ không nhiều, và thu nhập từ cây bơ không phải là thu nhập chính của nhiều hộ nông dân trong vùng. Trong chuỗi một số trung gian làm nhiệm vụ thu gom bơ tại từng hộ nông dân, sau đó bán bơ cho những thương lái, người kinh doanh tại các vùng khác (như Buôn Mê Thuộc); những thương lái này đóng góp trên 70% khối lượng bơ từ Đăk Lak tới các tỉnh thành trong Việt Nam. Nghiên cứu cũng miêu tả rõ hoạt động của chuỗi giá trị bơ Đăk Lak: Bơ được người thu gom mua từ nông dân, sau đó tập trung tại một điểm và bán cho các doannh nghiệp, hay đưa đến bán tại các chợ đầu mối tại thị trường Hồ Chí Minh. Phần lớn bơ được đưa đến bán trong thành phố Hồ Chí Minh mà chủ yếu cho hai chợ đầu mối là hai chợ Hóc Môn và chợ Thủ Đức); từ những chợ đầu mối này bơ được bán lẻ sang các vùng khác; trong đó có một số lượng nhỏ bơ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nghiên cứu chỉ ra được khó khăn trong việc xây dựng và mở

26

rộng thị trường cho chuỗi cung ứng bơ như: chưa xây dựng thương hiệu cho cây bơ ở Đăk Lak, diện tích trồng bơ của hộ nông dân còn nhỏ lẻ, chưa thống nhất về giống bơ, chưa có tiêu chuẩn về độ lớn của trái bơ khi tham gia thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước chưa có nhiều công ty chuyên thu mua và xuất khẩu bơ. Do đó, Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan, cũng như các tổ chức nghiên cứu cần đưa ra những chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành bơ như tích cực thúc đẩy nhu cầu thị trường đối với sản phẩm bở bằng các chiến dịch nâng cao hiể biết của người dân về công dụng của trái bơ, đồng nhất nguồn cung đối với từng khu vực trồng bơ của Đăk Lak, cũng như của các cùng khác; đưa ra các tiêu chuẩn đề phân loại trái bơ; đầu tư vào khâu sau thu hoạch (chế biến, bảo quản) xây dựng thương hiệu; tìm kiếm đối tác thương mại trong và ngoài nước.

Phân tích về chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam của Đinh Công Khải, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011) cho thấy vai trò của ngành dệt may trong quá trình tăng trưởng của nên kinh tế trong nước. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Năm 2010, giá trị xuất khẩu của ngành lên tới 11,2 tỷ USD, đóng góp 16% tổng kim ngạch xuất khẩu trong nước, với một số thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản. Trong nghiên cứu đưa ra 5 mắt xích chính tao nên giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam bao gồm: thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, may, mạng lưới xuất khẩu, thương mại hóa. Bên cạnh đó tác giả cũng định vị ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bằng việc phân tích đặc điểm và quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam trong từng phân đoạn cụ thể từ việc trồng đến khâu phân phối sản phẩm cuối cùng gồm: nguồn cung cấp bông, xơ và sợi; hoạt động dệt, nhuộm và hoàn tất; hoạt động may; hoạt động marketing và phân phối. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở phân khúc may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành dệt may phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng nguyên liệu từ nước ngoài, thiếu sự liên kết giữa các công đoạn/khâu trong chuỗi giá trị dệt may, năng suất lao động thấp và hạn

chế về tài chính cũng như trình độ quản lý kém. Chính vì vậy Chính Phủ cần đưa ra các chính sách chú trọng khuyến khích đầu tư, thu hút công nghệ và quản lý, và xây dựng liên kết chuỗi nhằm tạo ra sự liên kết tốt hơn giữa khâu kéo sợi, dệt nhuộm và may mặc nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam

28

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây cao su tại Công ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w